Ông Đỗ Trung Kiên, Giám đốc Công ty NĐ Uông Bí phát biểu tại buổi lễ phát động

Tham dự buổi phát động có Ban Giám đốc, Ban Thường vụ Công đoàn, Trưởng các tổ chức đoàn thể Công ty, các đồng chí Trưởng/Phụ trách đơn vị và các đồng chí Chủ tịch Công đoàn bộ phận các đơn vị.

Phát biểu chỉ đạo tại lễ phát động, ông Đỗ Trung Kiên, Giám đốc Công ty yêu cầu các đơn vị tập trung chỉ đạo quyết liệt, giao nhiệm vụ cho từng tổ đội, quán triệt tới từng cán bộ công nhân viên trong đơn vị quyết tâm phấn đấu hoàn thành mục tiêu đảm bảo cung cấp đủ nguyên nhiên vật liệu, các tổ máy sẵn sàng vận hành trong thời gian phát động thi đua, đáp ứng nhu cầu huy động của Hệ thống điện Quốc gia. Công ty thực hiện kế hoạch mua sắm cung cấp vật tư đáp ứng chất lượng công tác sửa chữa thường xuyên, khắc phục sự cố và sớm đưa tổ máy vận hành trở lại; không để xảy ra sự cố chủ quan, sự cố lặp lại làm ngừng tổ máy hoặc suy giảm công suất, đảm bảo các tổ máy vận hành an toàn tin cậy, đảm bảo công tác an toàn vệ sinh lao động.


Đại diện các đơn vị trong Công ty ký cam kết thi đua

Phong trào thi đua giảm sự cố, đảm bảo sẵn sàng phát điện các tổ máy giai đoạn mùa khô năm 2023 - 2024 thúc đẩy lan tỏa phong trào thi đua từ các cấp tổ đội sản xuất, các đơn vị trong Công ty, nhân rộng các tập thể, cá nhân điển hình, kịp thời khen thưởng động viên tạo động lực trong cán bộ công nhân viên lao động phấn đấu hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ đảm bảo cung cấp điện góp phần cho phát triển kinh tế xã hội, đời sống sinh hoạt của nhân dân trong giai đoạn cuối năm 2023 và mùa khô năm 2024.


Tập thể cán bộ chụp ảnh lưu niệm tại buổi lễ phát động

Tại buổi phát động, đại diện các đơn vị đã ký cam kết thi đua giảm sự cố, đảm bảo sẵn sàng phát điện các tổ máy giai đoạn mùa khô năm 2023 - 2024, thể hiện sự quyết tâm của toàn thể cán bộ, công nhân viên lao động Công ty Nhiệt điện Uông Bí sẽ phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, trách nhiệm, chung sức đồng lòng, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành sản lượng điện mùa khô giai đoạn 2023 - 2024, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị Công ty năm 2023 và năm 2024.

Chương trình "Tập huấn bồi dưỡng kĩ năng, nghiệp vụ trong công tác quản lý và thực hiện hợp đồng” được tổ chức tại Công ty Nhiệt điện Duyên Hải

Khóa đào tạo do bà Vũ Thanh Minh - Luật sư, Giám đốc Chi nhánh Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn LNT và Thành viên tại Hà Nội, Giảng viên Học viện tư pháp trực tiếp hướng dẫn.

Tham dự và chỉ đạo lớp tập huấn, về phía EVNGENCO1 có ông: Lê Hải Đăng - Phó Tổng Giám đốc cùng 72 học viên là Lãnh đạo và chuyên viên các Ban/Văn phòng phụ trách công tác QLKK&THHĐ và Lãnh đạo đơn vị, Lãnh đạo bộ phận phụ trách công tác QLKK&THHĐ, cán bộ công nhân viên tham gia Tổ chuyên gia, Tổ Thẩm định và phụ trách công tác QLKK&THHĐ của các đơn vị thành viên.

A person standing at a podiumDescription automatically generated

Ông Lê Hải Đăng - Phó Tổng Giám đốc EVNGENCO 1 phát biểu khai mạc chương trình

Phát biểu tại buổi tập huấn, ông Lê Hải Đăng - Phó Tổng Giám đốc EVNGENCO 1 cho biết: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng của Tổng công ty, tất cả các giao dịch, mua bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với các đối tác, dù lớn hay nhỏ đều được các bên thiết lập bằng mối quan hệ hợp đồng. Vì vậy, việc hiểu biết các quy định pháp luật về hợp đồng nói chung và các nguyên tắc trong việc quản lý và thực hiện hợp đồng nói riêng là điều rất quan trọng. Công tác quản lý ký kết và thực hiện hợp đồng là công tác thường xuyên, liên tục, có mặt ở hầu hết các hoạt động trong các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ phụ vụ sản xuất kinh doanh ở các Ban/Văn phòng, các Phòng, Phân xưởng tại các đơn vị.

Trong thời gian vừa qua, việc quản lý ký kết và thực hiện hợp đồng tại Tổng công ty đang tồn tại một số khó khăn, vướng mắc, tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý, đặc biệt là các hợp đồng có tính chất phức tạp, giá trị lớn, có thể ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp và vị thế của Tổng công ty/Đơn vị. Ông Lê Hải Đăng nêu rõ.

Bên cạnh đó, thông qua các chỉ thị và các văn bản chỉ đạo, Tổng công ty luôn nhấn mạnh tầm quan trọng và sự quan tâm của các cấp Lãnh đạo đối với công tác quản lý ký kết và thực hiện hợp đồng, đồng thời yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc công tác này trên nguyên tắc: tìm hiểu đánh giá năng lực thực hiện hợp đồng của đối tác trên thực tế và theo từng thời điểm, nhận thức rủi ro trước khi ký kết, hoàn thiện hợp đồng; xây dựng hợp đồng đúng mẫu đối với các loại Hợp đồng Tập đoàn/ Tổng công ty đã ban hành mẫu hoặc đã được được mẫu hóa của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý ký kết, quản lý và thực hiện hợp đồng tại Quy chế quản trị 123 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Ngoài việc chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trong quá trình thực hiện công tác QLKK&THHĐ, Tổng công ty cũng đã đưa ra một số chế tài nhằm xử lý vi phạm đối với đơn vị/ cá nhân gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của Tổng công ty/ Đơn vị. Theo đó, tùy từng mức độ vi phạm, lãnh đạo Tổng công ty/ Đơn vị sẽ quyết định áp dụng một trong các hình thức nhắc nhở, khiển trách, cảnh cáo, cách chức, sa thải và các hình thức kỷ luật khác theo quy định của pháp luật lao động, Quy chế về công tác cán bộ và Nội quy lao động của Tổng công ty.

A person standing in front of a bannerDescription automatically generated

Bà Vũ Thanh Minh - Luật sư, Giám đốc Chi nhánh Công ty Luật TNHH LNT và Thành viên tại Hà Nội, Giảng viên Học viện tư pháp tham gia giảng dạy và trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm tại chương trình tập huấn

Trong thời gian Tập huấn các học viên đã được trang bị thêm nhiều kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ, kỹ năng cơ bản trong công tác QLKK&THHĐ. Đồng thời nắm rõ các Quy chế quản lý nội bộ, văn bản pháp luật mới ban hành có liên quan, tác động đến công tác QLKK&THHĐ nói chung và hợp đồng cung cấp than nhập khẩu phục vụ vận hành các Nhà máy Nhiệt điện thuộc Trung tâm Điện lực Duyên Hải nói riêng. Ngoài ra, chương trình còn là diễn đàn để các đơn vị thành viên, liên kết của Tổng công ty trao đổi xây dựng giải pháp tháo gỡ vướng mắc khó khăn trong thời gian vừa qua, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác QLKK&THHĐ.

A group of people in a roomDescription automatically generated

Cán bộ công nhân viên EVNGENCO1 tham gia chương trình tập huấn

Với những hành trang kiến thức mới được học tập và chia sẻ trong chương trình sẽ giúp nâng cao năng lực và hiệu quả trong công tác QLKK&THHĐ của các đơn vị thành viên nói riêng và EVNGENCO1 nói chung. Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng Tổng công ty Phát điện 1 phát triển lớn mạnh, quản trị chuyên nghiệp, hiện đại, theo chuẩn mực quản trị của OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế).

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Chương trình

 


Đồng chí Nguyễn Công Hoà, Phó Giám đốc Trung tâm TT-VH thành phố phát biểu khai mạc chương trình.

Tới tham dự Chương trình có đồng chí Nguyễn Văn Thành, Uỷ viên BTV Thành uỷ, Phó Chủ tịch, Thường trực UBND Thành phố; đồng chí Bùi Thị Kim Thủy Giám đốc Trung tâm Truyền thông Văn hóa thành phố; đồng chí Hoàng Thị Hà, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy; đồng chí Nguyễn Công Hòa, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Văn hóa thành phố; đồng chí Vũ Quang Chiến, Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Giám Đốc Công ty; đồng chí Nguyễn Thị Thu Hương, Uỷ viên BTV, Chủ tịch Công đoàn Công ty; đồng chí Vũ Văn Trọng, Bí thư Đoàn Thanh niên; cùng có sự tham gia tích cực của Thầy, Cô và 90 cháu học sinh của 02 nhà trường TH Quang Trung, TH Trưng Vương và các đoàn viên Công ty Nhiệt điện Uông Bí.


Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm và tặng hoa chúc mừng chương trình.

Với chủ đề “Tìm hiểu lịch sử Nhà máy điện Uông Bí - Di tích lịch sử Ngành điện”, trong chương trình, các đại biểu đã cùng ôn lại truyền thống lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển của Nhà máy điện Uông Bí, biểu tượng cao đẹp của tinh thần quốc tế vô sản trong sáng và là bông hoa tươi thắm của tình Hữu nghị Việt - Xô; Kỷ niệm 60 năm ngày dòng điện từ Uông Bí đã phát sáng, hòa vào lưới điện miền Bắc (26/11/1963-26/11/2023).


Các em học sinh trường TH Quang Trung biểu diễn văn nghệ chào mừng

Đây là hoạt động thiết thực nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa trong toàn dân. Chương trình cũng gắn với việc tôn vinh Di sản văn hoá vùng đất Uông Bí nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên và cộng đồng xã hội trong việc bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa.

Trong khuôn khổ chương trình, các em học sinh Trường Tiểu học Quang Trung đã giới thiệu các tác phẩm vẽ tranh và stem về chủ đề quê hương Uông Bí, tham quan khuôn viên trụ sở Công ty Nhiệt điện Uông Bí.


Các đại biểu dự chương trình.

1. Đối tượng dự tuyển

- Là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; người nước ngoài được cấp phép lao động tại Việt Nam, có lý lịch rõ ràng, không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị các biện pháp giáo dục tại địa phương nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, bị thi hành kỷ luật lao động từ khiển trách trở lên từ đơn vị sử dụng lao động khác, không trong thời gian cấm hành nghề hoặc bị cấm làm công việc liên quan đến ngành nghề tuyển dụng.

- Độ tuổi: từ 20 - 45 tuổi;

- Sức khỏe: đạt sức khỏe loại III trở lên theo quy định của Bộ Y tế.

2. Yêu cầu tuyển dụng

* Trình độ đào tạo

- Chuyên môn: Tốt nghiệp Đại học chính quy trở lên một trong các chuyên ngành: Kỹ thuật, Quản trị nhân lực, quản lý kinh tế, kinh tế lao động, quản trị kinh doanh hoặc các chuyên ngành tương đương khác.

- Ngoại ngữ: có trình độ tiếng Anh tương đương B1 trở lên.

- Tin học: Thành thạo tin học văn phòng (Word, Excel, Power point...)

* Hiểu biết và kiến thức chuyên môn

- Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến hoạt động của ngành điện nói chung và lĩnh vực tổ chức nhân sự nói riêng.

- Nắm được Điều lệ tổ chức và hoạt động, chức năng nhiệm vụ, mô hình tổ chức, quy trình hoạt động, phân cấp quản lý và các chiến lược, định hướng phát triển của Tổng công ty.

- Hiểu rõ về cơ cấu tổ chức của Tổng công ty; chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong Tổng công ty; mối quan hệ công tác giữa các đơn vị, bộ phận; các quy chế, quy định hiện hành của Tập đoàn, Tổng công ty có liên quan đến công tác tổ chức nhân sự.

- Hiểu rõ về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Tổ chức và Nhân sự.

- Có kiến thức về công tác tổ chức nhân sự, đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

* Kinh nghiệm

Có kinh nghiệm công tác từ 01 năm trở lên.

* Kỹ năng

- Thành thạo triển khai các công việc chuyên môn, có khả năng chịu áp lực cao trong công việc.

- Kỹ năng nghiên cứu, phân tích, tổng hợp và thuyết trình tốt.

- Kỹ năng quản lý thời gian; sắp xếp, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công việc.

- Kỹ năng làm việc độc lập cũng như làm việc nhóm hiệu quả.

- Khéo léo trong giao tiếp, giải quyết mâu thuân và xử lý tình huống.

* Mô tả công việc

- Tham mưu thực hiện công tác tổ chức bộ máy, sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp của Tổng công ty;

- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động;

- Thực hiện các các thủ tục bổ sung ngành, nghề kinh doanh và thủ tục về đăng ký doanh nghiệp cho Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc;

- Thực hiện các thủ tục xếp hạng doanh nghiệp theo quy định của Bộ LĐTB&XH, EVN;

- Thẩm định, trình duyệt kế hoạch đào tạo hàng năm của các đơn vị thành viên;

- Xây dựng, trình duyệt kế hoạch đào tạo hàng năm của Tổng công ty;

- Xây dựng, triển khai các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn của Tổng công ty;

- Triển khai các dự án/đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công chỉ đạo của Trưởng ban.

3. Quyền lợi và chế độ

- Ký hợp đồng lao động theo quy định của Tổng công ty và Bộ luật Lao động năm 2019.

- Mức lương, thu nhập: Theo chế độ chính sách của Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước.

- Địa điểm làm việc: Cơ quan Tổng công ty Phát điện 1, tòa nhà Thái Nam, số 22, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội.

- Thời gian làm việc: Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019

4. Hồ sơ tham gia dự tuyển: (phong bì ngoài ghi rõ họ tên, số điện thoại và địa chỉ email để liên lạc);

- Sơ yếu lý lịch rõ ràng, đầy đủ thông tin nhân thân, quá trình học tập, công tác (bản chính), có dán ảnh (4x6), xác nhận của địa phương hoặc cơ quan nơi công tác (có giá trị trong vòng 6 tháng);

- Đơn xin việc nêu rõ khả năng, kinh nghiệm, quá trình học tập, công tác;

- Giấy chứng nhận sức khỏe do bệnh viện cấp huyện hoặc tương đương trở lên cấp, có giá trị trong vòng 6 tháng;

- Bản sao các văn bằng tốt nghiệp kèm theo bảng điểm có công chứng;

- Bản sao giấy khai sinh, chứng minh nhân dân/ căn cước công dân có công chứng;

- Bản sao các văn bằng chứng chỉ có liên quan (nếu có);

- Các giấy tờ xác nhận có ưu tiên, 02 phong bì ghi rõ tên, địa chỉ người nhận;

02 ảnh 4x6 (không quá 6 tháng).

Cá nhân phải chịu trách nhiệm về tính trung thực trong hồ sơ đã khai.

5. Thời gian và địa điểm nhận hồ sơ:

Nộp trực tiếp hoặc qua địa chỉ email: huongnt@evngenco1.vn

- Thời gian: từ ngày 04 tháng 12 năm 2023 đến hết ngày 11 tháng 12 năm 2023.

- Địa chỉ nộp trực tiếp: Ban Tổ chức và Nhân sự, Phòng 18.24, tầng 18, tòa nhà Thái Nam building, số 22, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội.

- Người nhận: bà Nguyễn Thị Hường, chuyên viên Ban Tổ chức và Nhân sự Tổng công ty Phát điện 1.

6. Hình thức thi tuyển:

- Vòng 1: Sơ tuyển Hồ sơ.

- Vòng 2: Các ứng viên đạt bước sơ tuyển Hồ sơ thực hiện các bài thi: chuyên môn nghiệp vụ; ngoại ngữ tiếng Anh, vi tính.

- Vòng 3: Phỏng vấn trực tiếp các ứng viên đạt ở vòng 2.

Mọi thông tin xin liên hệ: Bà Nguyễn Thị Hường - Chuyên viên Ban Tổ chức và Nhân sự Tổng công ty Phát điện 1. Điện thoại: 0977.376.669./.

Niềm vui của Cô và trò trường mẫu giáo Hoa Lư

Qua quá trình khảo sát tại trường, nhận thấy hành lang phía sau dãy lớp học lợp mái tôn, vách tường xung quanh dùng bạt che tạm. Trong mùa mưa nước tạt vào, còn mùa khô thì nóng bức tại khu vực sinh hoạt chung của cô và trò Trường Mẫu giáo Hoa Lư. Công ty Thủy điện Đồng Nai đã hỗ trợ kinh phí để trường thực hiện lắp la phông trên trần nhà giúp chống nóng đồng thời đóng vách tường bằng các tấm poly ngăn mưa tạt với tổng diện tích thi công là 175 m2 (trong đó, có 120 m2 đóng trần tôn lạnh và 55 m2 đóng vách tường tấm poly).

Hình ảnh công trình đóng trần tôn lạnh và vách tường poly tại Trường Mẫu giáo Hoa Lư

Đây là công trình ý nghĩa góp phần giúp Trường Mẫu giáo Hoa Lư khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất. Qua đó, tạo môi trường sạch, đẹp, giúp cô, trò Trường Mẫu giáo Hoa Lư có không gian sinh hoạt thuận lợi, đảm bảo sức khỏe cô và trò để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và học tập. Hướng tới thành công nhiệm vụ năm 2023-2024 của Quý trường nói riêng và của thành phố Bảo Lộc nói chung.

Ông Nguyễn Quang Vĩnh – Phó Giám đốc, chủ tịch Công đoàn Công ty trao tài trợ 50 triệu đồng cho Ban giám hiệu Trường Mẫu giáo Hoa Lư

Ông Nguyễn Quang Vĩnh – Phó Giám đốc Công ty Thủy điện Đồng Nai cho biết: “Công ty Thủy điện Đồng Nai là đơn vị quản lý và vận hành 02 nhà máy Thủy điện Đồng Nai 3 và nhà máy Thủy điện Đồng Nai 4 với nhiệm vụ chính là sản xuất và cung ứng điện năng cho lưới điện Quốc gia góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngoài nhiệm vụ chuyên môn, hàng năm Công ty chúng tôi luôn quan tâm và tích cực hỗ trợ, đồng hành với ngành giáo dục nhằm mục đích nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, rèn luyện nhân tài từ các cháu thiếu niên, nhi đồng để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ kính yêu. Các cháu là nguồn nhân lực, tài sản của Quốc gia”.

Thay mặt Ban giám hiệu trường mẫu giáo Hoa Lư, cô giáo Lưu Thị Huệ -  Hiệu trưởng nhà trường đã gửi lời cảm ơn sâu sắc tới đến tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Công ty Thủy điện Đồng Nai đã quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ kịp thời khắc phục các khó khăn của trường.

Ban giám hiệu trường Mẫu giáo Hoa Lư cùng Công ty Thủy điện Đồng Nai và đại diện UBND phường Lộc Sơn tham quan Công trình vừa thực hiện

Trong năm 2023, Công ty Thủy điện Đồng Nai đã thực hiện nhiều chương trình an sinh xã hội ý nghĩa như trao tặng quà, học bổng cho người dân khó khăn, học sinh nghèo; xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn, thả cá lòng hồ,... với tổng số tiền là 670 triệu đồng. Trong đó về tham gia hỗ trợ các trường học trên địa bàn 02 tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông xây dựng các công trình phúc lợi với tổng số tiền hơn 400 triệu đồng.

BẢNG TỔNG HỢP GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN NĂM 2023 (ĐỢT 2)

STT

Đơn vị

Tiêu đề giải pháp

Tác giả

Cấp xét duyệt

 
 

1

CTTĐ Bản Vẽ

Lập bảng google sheets để tính hệ số trượt giá theo chỉ số CPI do Tổng cục thống kê công bố, phục vụ cho công tác lập dự toán.

Nguyễn Văn Tú
Nguyễn Thị Đức
Đinh Thị Việt Hà
Nguyễn Thị Lê

Tổng công ty

 

2

CTTĐ Bản Vẽ

Thiết lập hàm logic, giao diện trên hệ thống DCS, gửi cảnh báo tình trạng làm việc của bơm dầu điều tốc, phục vụ Nhân viên vận hành ứng xử tình huống bất thường trong quá trình theo dõi, giám sát thiết bị

Nguyễn Quang Vinh

Đậu Ngọc Ninh
Lê Trung Kỷ

Tổng công ty

 

3

CTTĐ Bản Vẽ

Cấu hình phần mềm, thiết kế giao diện giám sát tổng số lần đóng cắt và số lần đóng cắt sự cố của các máy cắt cao áp (đầu cực máy phát và trạm 220kV) trên hệ thống điều khiển DCS Nhà máy TĐ Bản Vẽ

Lê Quốc Hùng
Đinh Anh Dũng

Tổng công ty

 

4

CTTĐ Bản Vẽ

Thiết kế, gia công chế tạo bộ điều chỉnh sai số cảm biến đo mực nước hồ chứa kiểu áp lực thuỷ tĩnh

Đậu Công Lãm
Nguyễn Mạnh Thông
Nguyễn Xuân Hiếu

Tổng công ty

 

5

CTTĐ Bản Vẽ

Xây dựng phần mềm tự động dọn dẹp tệp rác và cập nhật bản vá trên hệ điều hành Windows

Hoàng Văn Ngọc
Cao Thanh Liêm
Trương Thị Lê

Tổng công ty

 

6

CTTĐ Bản Vẽ

Thiết kế, gia công tay van đảo 2 chiều thực hiện thao tác các van trên cao

Nguyễn Thành Luân
Ngô Trí Phượng
Nguyễn Hữu Tiến

Đơn vị

 

7

CTTĐ Bản Vẽ

Thiết lập, cấu hình phần mềm trên hệ thống DCS thông số giá trị điện áp, tần số; gửi tín hiệu cảnh báo khi có bất thường; phục vụ Nhân viên vận hành theo dõi, giám sát hệ thống lưới điện quốc gia, kịp thời ứng xử thông tin tới điều độ viên A0, A1

Đinh Anh Dũng
Đậu Ngọc Ninh
Nguyễn Quang Vinh

Đơn vị

 

8

CTTĐ Đại Ninh

Thiết kế và chế tạo “Bộ xả tải ắc quy” dùng để thử nghiệm phóng, nạp kiểm tra dung lượng các giàn ắc quy

Lê Huy Bình
Huỳnh Văn Quy

Tổng công ty

 

9

CTTĐ Đại Ninh

Thiết kế và lắp đặt nguồn dự phòng cho khu văn phòng Ninh Gia

Nguyễn Văn Trí

Nguyễn Văn Tuyển

Tổng công ty

 

10

CTTĐ Đồng Nai

Cải tạo hệ thống chiếu sáng sự cố NMTĐ Đồng Nai 4

Phạm Minh Thắng/
Nguyễn Trí Tín
Trần Vi Hoàng
Ngô Ngọc Thạch

Tổng công ty

 

11

CTTĐ Đồng Nai

Thiết kế cầu thang, sàn thao tác bảo dưỡng tủ solenoid điều chỉnh tốc độ nâng hạ cửa van cung Đập tràn Đồng Nai 3&4

Ngô Quang Thủy/
Vũ Tiến Ba
Nguyễn Văn Ba
Trần Văn Phú
Đào Văn Trường
Trần Văn Bằng
Đỗ Hồng Việt

Tổng công ty

 

12

CTTĐ Đồng Nai

Thêm điều kiện dao cách ly máy biến áp trung tính máy phát đóng vào điều kiện ready tổ máy cho các tổ máy Thủy điện Đồng Nai 3, Đồng Nai 4

Phạm Minh Tuân
Phạm Đờ Gol/
Nguyễn Văn Thắng
Trương Huy Tường

Tổng công ty

 

13

CTTĐ Đồng Nai

Thêm tín hiệu reset của 2 van EV14 và EV31 vào chu trình khởi động của tổ máy Thủy điện Đồng Nai 3, Đồng Nai 4

Trần Tú Đạt
Phạm Đờ Gol/
Nguyễn Văn Thắng
Hồ Hồng Quân

Tổng công ty

 

14

CTTĐ Đồng Nai

Thêm tín hiệu điều kiện van chính đã mở trong chu trình chuyển từ chế độ bù sang phát cho các tổ máy Thủy điện Đồng Nai 3, Đồng Nai 4

Phạm Đờ Gol/
Nguyễn Văn Thắng
Nguyễn Văn Công

Tổng công ty

 

15

CTTĐ Đồng Nai

Thiết kế, thi công lắp đặt, lập trình, cấu hình hệ thống giám sát rung đảo tổ máy, đưa tín hiệu giám sát lên hệ thống DCS

Nguyễn Văn Thắng/
Trần Cao Đạt
Trần Công Hiếu
Đào Văn Trường
Nguyễn Văn Thi

Tổng công ty

 

16

CTTĐ Đồng Nai

Nghiên cứu phát triển bộ sản phẩm cách ly quang thông tin một chiều cho ứng dụng truyền dữ liệu từ hệ thống DCS ra máy tính bên ngoài.

Phạm Duy Phước/
Nguyễn Văn Thắng
Nguyễn Văn Cảnh
Nguyễn Hữu Có
Nguyễn Đức Mừng
Nguyễn Thành Sơn
Nguyễn Huy Mạnh

Tổng công ty

 

17

CTTĐ Đồng Nai

Thiết kế mạch interlock bổ sung của Dao nối đất 901(902)-38 tổ máy H1 (H2) NMTĐ Đồng Nai 3 vận hành an toàn, tin cậy

Hồ Sĩ Huệ/
Nguyễn Văn Thắng

Đơn vị

 

18

CTTĐ

Sông Tranh

Thiết kế, chế tạo thiết bị điều khiển, giám sát và ghi dữ liệu tự động (điện áp, dòng điện) trong quá trình thí nghiệm xả, nạp dàn ắc quy 220VDC

Nguyễn Đại Hưng
Lê Đình Phúc

Tông công ty

 

19

CTTĐ

Sông Tranh

Xây dựng ứng dụng chấm điểm thực hành tốt 5S

Nguyễn Bình
Nguyễn Văn Hà

Tông công ty

 

20

CTTĐ

Sông Tranh

Giải pháp bổ sung van tay trên đường ống cấp khí chèn trục sửa chữa tổ máy để thuận tiện trong công tác sữa chữa, nâng cao độ sẵn sàng vận hành

Lê Trường Sơn
Trần Thanh Quốc
Lê Văn Lịnh

Đơn vị

 

21

CTNĐ Nghi Sơn

Giải pháp cấp nước hệ thống dập bụi cẩu trục bốc than

Mai Xuân Hiếu
Đàm Văn Tài

Tổng công ty

 

22

CTNĐ Nghi Sơn

Giám pháp giảm thiểu nguy cơ hỏng kênh tín hiệu analog và thay thế các kênh tín hiệu analog bị hỏng của hệ thống điều khiển sản xuất Hydrogen

Đậu Trường Lâm
Bùi Trung Đô
Nguyễn Tài Trình
Cao Thế Bảo
Cao Phong Nhã

Tổng công ty

 

23

CTNĐ Nghi Sơn

Bổ sung logic và graphic phục vụ jump mềm tín hiệu ngọn lửa vòi dầu

Nguyễn Tài Trình
Bùi Trung Đô

Tổng công ty

 

24

CTNĐ Nghi Sơn

Bổ sung hàm giới hạn lưu lượng dầu trong logic điều khiển lưu lượng dầu

Nguyễn Tài Trình
Lê Văn Dũng

Tổng công ty

 

25

CTNĐ Nghi Sơn

Cải tiến chế độ vận hành liên động tại chỗ sang vận hành từ xa và liên động trên hệ thống Main DCS cho Van liên thông giữa máy nén khí phục vụ và máy nén khí đo lường

Lê Văn Dũng
Hoàng Văn Tùng
Đậu Trường Lâm

Tổng công ty

 

26

CTNĐ Nghi Sơn

Cải tiến mạch giám sát cuộn đóng và cuộn cắt của máy cắt kích từ cho máy phát chính

Nguyễn Quốc Hoàng
Lương Văn Tân
Nguyễn Thanh Hòa
Lý Văn Hoàn

Tổng công ty

 

27

CTNĐ Nghi Sơn

Cải tiến mạch điều khiển điều khiển và bảo vệ bơm cứu hỏa, nâng cao độ tin cậy trong vận hành PCCC

Nguyễn Ngọc Tài
Lê Bá Lộc
Mai Văn Tiệp
Võ Quốc Cường

Tổng công ty

 

28

CTNĐ Nghi Sơn

Cải tiến lắp đặt kính quan sát đầu cáp động cơ 6,6kV

Trịnh Đức Thịnh
Đàm Văn Tài
Nguyễn Văn Thắng
Nguyễn Như Tình

Tổng công ty

 

29

CTNĐ Nghi Sơn

Lắp đặt tủ chuyển nguồn bơm nước bổ sung lò hơi

Lưu Việt Hưng
Cao Văn Lam
Võ Trọng Quỳnh
Trần Hoàng Đồng

Tổng công ty

 

30

CTNĐ Nghi Sơn

Giám sát nhiệt độ các khoang máy cắt đầu cực tổ máy số 1 và số 2

Trịnh Đức Thịnh
Lê Văn Dũng
Lương Minh Tuấn
Phạm Huy Đức

Tổng công ty

 

31

CTNĐ Nghi Sơn

Nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Trịnh Quang Huy
Hoa Mạnh Hùng
Lê Văn Sơn

Tổng công ty

 

32

CTNĐ Nghi Sơn

Lắp đặt bổ sung tín hiệu chế độ vận hành bơm và tín hiệu mức nước cao các hố nước đọng

Nguyễn Văn Tài
Bùi Trung Đô
Mai Văn Tiệp
Lê Văn Dũng

Tổng công ty

 

33

CTNĐ Nghi Sơn

Giải pháp khắc phục sự cố trip tổ máy khi tất tả các máy cấp bị lỗi thoáng qua

Đậu Trường Lâm
Bùi Trung Đô
Lê Văn Dũng
Phạm Đức Huyện

Tổng công ty

 

34

CTNĐ Uông Bí

Cải tạo nâng cấp hệ thống cấp nguồn cho các thiết bị giám sát đo lường chuyển đổi báo mức hệ thống ICMS của Tổ máy 300MW

Đinh Bá Hải
Nguyễn Xuân Quang
Lê Văn Quynh

Tổng công ty

 

35

CTNĐ Uông Bí

Thiết kế logic bảo vệ quạt gió cấp 1 A/B (20HLB11AN001/20HLB11AN001) – Tổ máy 330MW

Lương Duy Thành
Lưu Đức Anh

Tổng công ty

 

36

CTNĐ Uông Bí

Thiết kế giao diện vận hành trên DSC cho Hệ thống cung cấp hóa chất trên hệ thống SCMS – Tổ máy 300MW

Lê Văn Ruệ
Đỗ Đức Tuấn
Lưu Đức Anh

Tổng công ty

 

37

CTNĐ Uông Bí

Cải tiến thay đổi cụm van ba ngả để nâng cao hiệu suất vận hành Hệ thống thu hồi tro bay của Tổ máy 300MW

Nguyễn Vũ Hải
Nguyễn Ngọc Tuấn
Lê Việt Hùng

Tổng công ty

 

38

CTNĐ Uông Bí

Lắp thêm van chặn trên đường nước cao áp đi sối xỉ của lò hơi Tổ máy 300MW

Hoàng Văn Thu
Nguyễn Mạnh Hùng
Lê Việt Hùng

Tổng công ty

 

39

CTNĐ Uông Bí

Gia công mở cửa dưới gầm bình làm mát mạch kín nhánh 2 phục vụ công tác sửa chữa nhanh lưới quay rác của Tổ máy 300MW

Trần Tiến Trung
Nguyễn Hữu Hỗ

Tổng công ty

 

40

CTNĐ Uông Bí

Nghiên cứu hiệu chỉnh tối ưu chế độ vận hành nhằm giảm nguy cơ sự cố bục ống sinh hơi kéo dài chu kỳ của Tổ máy 330MW phù hợp với loại than pha trộn hiện nay

Vũ Quang Chiến
Nguyễn Văn Khanh
Vương Văn Lập
Nguyễn Huy Hữu

Đơn vị

 

41

CTNĐ Uông Bí

Thiết kế các khối Tempro nhằm tách các điểm đo nhiệt độ bảo vệ động cơ 6,6kV khi có dấu hiệu bất thường – Tổ máy 330MW

Mai Xuân Thảo
Đoàn Anh Tuấn

Đơn vị

 

42

CTNĐ Duyên Hải

Giải pháp rút ngắn thời gian đốt dầu trong quá trình khởi động NMNĐ Duyên Hải 3

Lâm Tấn Lộc
Nguyễn Thanh Toàn
Lê Văn Hiếu

Tổng công ty

 

43

CTNĐ Duyên Hải

Giải pháp vận hành NMNĐ Duyên Hải 3 Mở rộng giảm công suất hao nhiệt khi cô lập BGN#3

Lâm Tấn Lộc
Huỳnh Hữu Thiện
Trần Hữu Tuấn
Nguyễn Thanh Danh
Âu Nguyễn Đình Thảo
Vũ Đình Hải

Tổng công ty

 

44

CTNĐ Duyên Hải

Thiết kế phần mềm tổng hợp các chỉ số công tơ điện từ file *.csv

Phạm Quốc Đạt
Lê Nguyễn Hồng Ân
Nguyễn Trường Giang
Phan Văn Chung
Mai Khắc Huy Bằng

Tổng công ty

 

45

CTNĐ Duyên Hải

Giải pháp thêm chế độ điều khiển cabin trong trường hợp xảy ra lỗi không thể Control On GSU

Nguyễn Phúc Nhựt Tỷ
Nguyễn Hữu Toàn
Nguyễn Thanh Hải
Trương Công Danh

Tổng công ty

 

46

CTNĐ Duyên Hải

Mô hình thực nghiệm phục vụ đào tạo phân tích rung động và cân bằng động thiết bị quay nhiều mặt phẳng

Trần Hoàng Khiêm
Phan Minh Cường
Võ Văn Chiến
Nguyễn Thanh Đẳng
Nguyễn Quốc Khanh

Tổng công ty

 

47

CTNĐ Duyên Hải

Thiết kế thiết bị kiểm tra Online tình trạng các solenoid AST turbine chính

Châu Văn Khoa
Nguyễn Khắc Bảo
Lê Anh Tiến
Phan Minh Hải
Nguyễn Ngọc Tuấn

Tổng công ty

 

48

CTNĐ Duyên Hải

Thiết kế bổ sụng mạch logic bảo vệ động cơ dầu thủy lực SSC tổ máy S1/S2 NMNĐ Duyên Hải 1

Nguyễn Chí Linh
Lâm Quang Hiền
Nguyễn Ngọc Yên
Trương Trần Hoàng Huân

Tổng công ty

 

49

CTNĐ Duyên Hải

Đấu nối đường ống để vận chuyển dầu HFO từ bồn dầu T1 (5000m3) NMNĐ DH1 sang NMNĐ DH3 - Công ty Nhiệt Điện Duyên Hải.

Âu Nguyễn Đình Thảo
Nguyễn Ngọc Yên
Vũ Văn Tiến
Nguyễn Văn Chí Hải

Tổng công ty

 

50

CTNĐ Duyên Hải

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Vật tư thiết bị trên cơ sở khai thác dữ liệu từ phân hệ INV thuộc hệ thống quản lý ERP

Bùi Thị Mai Vi
Lâm Giang Sơn
Nguyễn Văn Út

Tổng công ty

 

51

CTNĐ Duyên Hải

Cải tiến mạch logic tính tổng lưu lượng dầu tổ máy S3 Duyên Hải 3 Mở rộng

Nguyễn Thanh Danh
Nguyễn Trường An
Huỳnh Hữu Thiện
Lê Thanh Tùng

Đơn vị

 

52

CTNĐ Duyên Hải

Thiết kế mạch đếm số lần tắt than của máy cấp than tại nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải

Phan Văn Chung
Lê Nguyễn Quốc Gia
Nguyễn Minh Trí
Nguyễn Trường Giang

Đơn vị

 

53

CTNĐ Duyên Hải

Thiết kế tính hiêu giám sát và cảnh báo áp suất nước làm mát bộ chèn các bơm của hệ thống điều chế NaClO Duyên Hải 3 mở rộng

Dương Trung Hiếu
Nguyễn Hải Nam
Nguyễn Văn Đủ
Bùi Hồng Thuận

Đơn vị

 

54

CTNĐ Duyên Hải

Phương án chế tạo gia công thiết bị bảo dưỡng dây cáp nâng hạ cần GSU1, GSU2

Trần Tiến Dũng
Phan Tùng Anh
Phạm An Toại

Đơn vị

 

55

CTNĐ Duyên Hải

Gia công chế tạo bàn từ kẹp nhanh chi tiết gia công trên các máy công cụ.

Vũ Văn Loãn
Phan Minh Cường
Kim Sô Phol
Võ Trường Phong

Đơn vị

 

56

CTNĐ Duyên Hải

Phương án cải tạo trục piston đóng mở cánh động quạt gió PAF DH1

Vũ Văn Tài
Lê Văn Khánh
Nguyễn Anh Tuấn
Phan Tấn Tới

Đơn vị

 

57

CTNĐ Duyên Hải

Giải pháp rút ngắn thời gian cân bằng động các quạt gió ly tâm 1 tầng cánh

Trần Hoàng Khiêm
Lâm Trí Quốc
Nguyễn Duy Thịnh
Bùi Hoàng Tú Anh

Đơn vị

 

58

CTNĐ Duyên Hải

Cải tiến lắp manhole đường gió nóng máy nghiền

Lê Đình Phước
Nguyễn Chí Lâm
Dương Văn Hoan
Nguyễn Hoàng Lăng

Đơn vị

 

59

CTNĐ Duyên Hải

Chuyển đổi van solenoid bằng van tay tại 2 bộ làm mát trạm dầu động cơ chính máy nghiền nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1

Nguyễn Lê Trung Việt
Lâm Văn Toàn
Trần Văn Vi
Lý Thanh Bình

Đơn vị

 

60

CTNĐ Duyên Hải

Giải pháp cải tạo chèn nỉ thành phớt chắn mỡ máy nghiền thô DH3ME

Phạm Bá Danh
Lê Đăng Khoa
Trần Văn Hoàng Anh
Sơn Ly Cô

Đơn vị

 

61

CTNĐ Duyên Hải

Cải tiến cơ cấu giảm chấn máy sàng than DH1

Lương Tuấn Đạt
Nguyễn Châu Thanh
Kim Ba Đơ

Đơn vị

 

62

CTNĐ Duyên Hải

Cải tiến cơ cấu tăng xích vòi xả tro silo cảng

Dương Việt Toàn
Nguyễn Văn Cường
Nguyễn Thanh Tùng

Đơn vị

 

63

CTNĐ Duyên Hải

Triển khai hệ thống ảo hóa máy chủ bằng giải pháp mã nguồn mở Proxmox

Lê Quốc Vinh
Lê Vũ Trường Điền
Dương Duy Khương

Đơn vị

 

64

CTNĐ Duyên Hải

Triển khai giải pháp remote destop bằng phần mềm mã nguồn mở RustDesk thay thế TeamViewer, UltraViewer.

Lê Vũ Trường Điền
Lê Thị Mãi

Đơn vị

 

65

CTNĐ Duyên Hải

Triển khai giải pháp giám sát hệ thống mạng bằng phần mềm mã nguồn mở Zabbix

Lê Vũ Trường Điền
Cao Trung Lý
Nguyễn Vũ Linh

Đơn vị

 

66

CTNĐ Duyên Hải

Thiết kế mạch cảnh báo lổi vòi thổi bụi tổ máy S1/S2 NMNĐ Duyên Hải 1

Trần Duy Khang
Đặng Tài Phú
Nguyễn Văn Hiếu
Đoàn Thanh Tân

Đơn vị

 

67

CTNĐ Duyên Hải

Thiết kế mạch giám sát áp suất dầu bypass HP LP tổ máy S1/S2 NMNĐ Duyên Hải 1

Nguyễn Thanh Bá
Hứa Văn Tài
Bùi Hoài Tâm
Đặng Hoàng Long

Đơn vị

 

68

CTNĐ Duyên Hải

Phương án cải tiến lắp thêm đường nước liên thông giữa bơm nước rửa vệ sinh băng tải và bơm nước dập bụi kho than NMNĐ Duyên Hải 1

Nguyễn Minh Đương
Cao Hoàng Sơn
Phạm Bá Danh
Vũ Mạnh Thắng

Đơn vị

 

69

Ban QLĐTXD

Quy trình nạo vét duy tu Trung tâm Điện lực Duyên Hải (hiệu chỉnh bổ sung lần 01)

Nguyễn Nam Thắng (LĐTCT)

Dương Văn Ba
Lê Nam Dương
Bùi Công Tuyến
Hoàng Văn Đạt

Đăng Quốc Thắng
Hoàng Thơng (KTSX)
Đinh Đắc Hào (KTSX)
Đỗ Diễn Tài (AND3)
Nguyễn Quốc Đệ (AND3)
Nguyễn Ngọc Lâm (AND3)

Tông công ty

 

70

Ban QLĐTXD

Bộ định mức sửa chữa lớn thiết bị Nhà máy nhiệt điện đốt than gam công xuất tổ máy 600MW

Dương Văn Ba
Lê Nam Dương
Bùi Công Tuyến
Đăng Quốc Thắng
Lã Thị Hồng Hạnh
Nguyễn Minh Đức
Hoàng Văn Đạt
Hoàng Văn Tiến

Tông công ty

 

71

Ban QLĐTXD

Định mức chi tiết nhân công sửa chữa lớn thiết bị tổ máy nhiệt điện đốt than công suất 300MW phục vụ sửa chữa theo RCM

Dương Văn Ba
Lê Nam Dương
Bùi Công Tuyến

Đăng Quốc Thắng
Lã Thị Hồng Hạnh
Nguyễn Minh Đức

Hoàng Văn Đạt
Hoàng Văn Tiến

Tông công ty

 

72

Ban QLĐTXD

Hướng dẫn thực hiện công tác lập, trình duyệt dự toán.

Dương Văn Ba
Lê Nam Dương
Bùi Công Tuyến
Đăng Quốc Thắng
Lã Thị Hồng Hạnh
Nguyễn Minh Đức
Hoàng Văn Đạt
Hoàng Văn Tiến

Tông công ty

 

73

Ban QLĐTXD

Hướng dẫn lập, trình phê duyệt Kế hoạch tổng thể thực hiện dự án

Dương Văn Ba
Lê Nam Dương
Bùi Công Tuyến

Đăng Quốc Thắng

Lã Thị Hồng Hạnh

Nguyễn Minh Đức

Hoàng Văn Đạt

Hoàng Văn Tiến

Tông công ty

 

74

Ban QLĐTXD

Định mức sửa chữa (ĐMSC) thiết bị phụ không theo khối các nhà máy thủy điện Đồng Nai 3 và 4.

Nguyễn Tiến Chương (PTGĐ)
Dương Văn Ba
Lê Nam Dương

Bùi Công Tuyến

Đăng Quốc Thắng

Lã Thị Hồng Hạnh

Nguyễn Minh Đức

Hoàng Văn Đạt

Hoàng Văn Tiến

Tông công ty

 

75

Ban Kế hoạch

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý hợp đồng thông qua hiệu chỉnh các điều/khoản trong Dự thảo Hợp đồng than nhập khẩu

Nguyễn Nam Thắng

Lê Mai Hạnh

Ngô Thị Thu Hồng

Nguyễn Viết Tùng

Tông công ty

 

76

Ban Kế hoạch

Xây dựng và ban hành Quy trình quản lý hợp đồng mua bán than nhập khẩu

Nguyễn Nam Thắng
Nguyễn Minh Hùng
Hoàng Thơng
Lê Mai Hạnh
Ngô Thị Thu Hồng
Dương Đình Ngân
Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Nguyễn Viết Tùng
Nguyễn Thế Thông
Bùi Quang Thành
Dương Thành Công
Đồng Thanh Bình (CTNĐ Duyên Hải)
Mai Xuân Tùng (CTNĐ Duyên Hải)
Nguyễn Việt Dũng (AND3)

Tông công ty

 

77

Văn phòng Cơ quan TCT

Nội quy bảo vệ bí mật Nhà nước trong Cơ quan Tổng công ty Phát điện 1

Nguyễn Trung Kiên
Phạm Tuấn Anh
Đinh Thị Thảo
Phạm Thị Xuyến

Tổng công ty

 

78

Văn phòng Cơ quan TCT

Quy trình khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ của Cơ quan Tổng công ty Phát điện 1

Nguyễn Trung Kiên
Phạm Tuấn Anh
Phạm Thị Xuyến
Đinh Thị Thảo
Phùng Thị Ngọc Trinh

Tổng công ty

 

                                          Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1

Thực hiện Chủ đề năm 2023 của EVN “Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”, Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn đã xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Đồng thời phát động phong trào thi đua phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu, kế hoạch đề ra.

Mục tiêu của thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK,CLP) năm 2023 là nhằm phát huy cao nhất mọi nguồn lực trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh - tài chính - đầu tư xây dựng để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2023 của Công ty nhiệt điện Nghi Sơn với mục tiêu kép vừa đảm bảo hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh, sửa chữa chữa lớn, đầu tư xây dựng, đi đôi với bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Nhằm đưa công tác "Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” đi vào chiều sâu, thực chất, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện, Công ty đã đề ra các nhiệm vụ trọng tâm cùng nhiều giải pháp cụ thể.

Theo đó, Đối với công tác sản xuất kinh doanh, Công ty đã tập trung mọi nguồn lực đảm bảo sản xuất điện, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Ứng dụng mạnh mẽ các biện pháp kỹ thuật, quản lý vận hành, các giải pháp sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin, thành tựu chuyển đổi số. Thực hiện mạnh mẽ các biện pháp kỹ thuật và quản lý để giảm tổn thất điện năng, đảm bảo các tổ máy vận hành ổn định, hiệu quả và kinh tế.

Việc đưa các cải tiến, sáng kiến kỹ thuật vào áp dụng thực tế đã góp phần nâng cao độ tin cậy thiết bị, đảm bảo an toàn, giảm chi phí trong công tác vận hành, sửa chữa.

Tại cuộc thi “Thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam”, Công ty cũng tham gia với nhiều ý tưởng, sáng kiến hay trong đó có ý tưởng đạt giải khuyến khích là “Tiết kiệm hóa chất trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải tiết kiệm nước thô phục vụ làm nguội nước xả lò hoặc cung cấp thay thế nước trong cấp cho FGD”.

Công ty thực hiện tiết kiệm chi phí theo định mức (vật liệu, dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền) và chi phí sửa chữa lớn, thực hiện đạt chỉ tiêu chi phí O&M theo kế hoạch năm 2023 đã được EVNGENCO1 giao; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên (không kể tiền lương và các khoản có tính chất lương), nhất là các khoản chi mua sắm phương tiện, trang thiết bị đắt tiền; phấn đấu tiết kiệm tối đa các khoản kinh phí chi hội nghị, hội thảo, tọa đàm, chi tiếp khách, khánh tiết, lễ kỷ niệm, sử dụng điện, nước, văn phòng phẩm, sách, báo, tạp chí…; thường xuyên rà soát, tổng hợp, thanh xử lý 100% VTTB tồn đọng, mất phẩm chất, lỗi thời, mua sắm vật tư đúng chất lượng, đúng nhu cầu cần thiết, ưu tiên dùng hàng tương đương trong nước, thực hiện nghiêm quy định đấu thầu. Phấn đấu tiết kiệm chi phí quản lý và các chi phí chung.

             Công ty luôn nhắc nhở CBCNV sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực

Đối với công tác đầu tư xây dựng, Công ty tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các quy định trong công tác đầu tư xây dựng; Thực hiện hiệu quả kế hoạch đầu tư năm 2023 được giao; Tăng cường các biện pháp THTK, CLP trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư, đảm bảo danh mục dự án đầu tư theo đúng kế hoạch năm 2023.

Với những giải pháp và hành động cụ thể, Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn quyết tâm thực hiện hiệu quả chủ đề năm 2023 “Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”. Đây cũng là tiền đề vững chắc để Công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đáp ứng mục tiêu kép vừa đảm bảo hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh, sửa chữa chữa lớn, đầu tư xây dựng; đi đôi với bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực./.

Thực hiện chủ đề năm 2023 của EVN là “thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”, Công ty đã và đang tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến đến toàn thể CBNCV Công ty, qua đó tuyên truyền đến người thân và gia đình, chính sách, pháp luật về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả; về tình hình khó khăn trong cung ứng điện do diễn biến thời tiết phức tạp và cung ứng nhiên liệu khó khăn; kêu gọi mọi người triệt để thực hành các biện pháp tiết kiệm điện thông qua nhiều hình thức như: chỉ đạo tại các cuộc họp điều hành SXKD của Công ty, các thông báo bằng văn bản, chạy banner trên màn hình hiển thị thông tin nội bộ, mail, zalo, website, trang fanpage, các nhãn dãn tiết kiệm điện, …

Công ty đã yêu cầu toàn bộ CBCNV tại các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm các biện pháp sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả, trong đó chú trọng thực hành tiết kiệm điện đối với các thiết bị sử dụng trong văn phòng, tắt điện khi ra khỏi phòng.

Chỉ bật điều hòa khi cần  thiết và luôn chỉnh về mức không thấp hơn 26 độ C

“Thay vì bật điều hòa và mở tất cả quạt, hệ thống điện chiếu sáng trong phòng làm việc, mỗi CBCNV tại Công ty Nhiệt điện Duyên Hải đều ý thức được việc tiết kiệm điện nên đã mở các cửa sổ, kéo rèm và chỉ mở quạt, đèn tùy theo số lượng người có mặt trong phòng nhằm góp phần chung tay tiết kiệm điện.” Anh Nguyễn Viết Tính, nhân viên Phòng AT&MT Công ty chia sẻ.

Bên cạnh đó, việc tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên cũng được CBCNV chủ động thực hiện: chỉ bật đèn chiếu sáng khi cần thiết, tại các bộ phận và vị trí đang có người làm việc, tắt các thiết bị điện và đèn chiếu sáng trong thời gian nghỉ trưa, nghỉ tối, khi ra khỏi phòng trên 30 phút và tắt nguồn điện không có nhu cầu sử dụng khi hết giờ làm việc.

Các thiết bị chiếu sáng tại khu vực khuôn viên, đường nội bộ, sảnh, lối đi các tầng chỉ sử dụng đủ cho công tác an ninh. Tắt các thiết bị điện trong phòng làm việc, khu vực sảnh, lối đi các tầng khi ra về.

Các phòng làm việc tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên

Hệ thống đèn chiếu sáng công cộng tại khu nhà QLVH được tiết giảm tối đa

Cùng với đó, Công ty đã thay thế dần các đèn chiếu sáng quỳnh quang sang loại đèn led tiết kiệm điện. Các Ban quản lý năng lượng, Tổ kiểm soát thực hiện các chỉ tiêu hiệu quả; Tổ Hiệu chỉnh trong Công ty phối hợp kiểm soát các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật vận hành của các tổ máy; đánh giá, phân tích và đưa ra giải pháp giảm suất tiêu hao nhiên liệu; hiệu chỉnh tổ máy để suất tiêu hao nhiên liệu thấp nhất có thể. Với việc triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý kỹ thuật vận hành, sản lượng điện tự dùng trong 10 tháng đầu năm 2023 các Nhà máy đều thấp hơn so với chỉ tiêu Tổng Công ty giao, riêng nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1 giảm 0,09% so với năm 2022, tương đương 108,3 triệu Kwh.

Đại diện Công ty cho biết, để đạt hiệu quả trong công tác tiết kiệm điện, Ban lãnh đạo Công ty đã giao các đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch thực hiện sử dụng tiết kiệm điện cụ thể trong việc sử dụng máy móc thiết bị cho đơn vị mình, tuân thủ các quy định về sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả. Theo dõi, kiểm điểm định kỳ hàng tháng những đơn vị/bộ phận chưa thực hành tốt các giải pháp tiết kiệm điện. Trong đó, yêu cầu Lãnh đạo các đơn vị phải gương mẫu trong việc thực hành tiết kiệm điện tại đơn vị, nhắc nhở CBCNV đơn vị khẩn trương, nghiêm túc thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện, sử dụng điện hiệu quả tại đơn vị.

Việc hình thành thói quen trong sử dụng tiết kiệm điện không chỉ đảm bảo nguồn an ninh năng lượng hiệu quả mà còn trực tiếp góp phần chung tay bảo vệ môi trường sống, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hiện tại, việc tiết kiệm điện đã trở thành thói quen tốt, được duy trì hằng ngày tại Công ty, ngoài ra, mỗi CBCNV còn là những tuyên truyền viên truyền thông về thực hiện tiết kiệm điện tại gia đình và địa phương nơi sinh sống; chia sẻ những bài viết tuyên truyền về tiết kiệm điện của ngành điện để lan tỏa ý nghĩa, mục tiêu của các hoạt động.

Tiết kiệm điện trong sản xuất

Năm 2023, bối cảnh lĩnh vực sản xuất điện nói chung và Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh nói riêng đối diện nhiều khó khăn, đặc biệt là tác động của giá nguyên liệu thế giới tăng cao đã làm tăng chi phí sản xuất điện. Do vậy, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được coi là một trong những giải pháp quan trọng trong quá trình sản xuất, kinh doanh của Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh. Để đạt được những mục tiêu đề ra, Công ty đã ban hành Chương trình tổng thể thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Kế hoạch triển khai chủ đề năm 2023 của EVN tại Công ty, phổ biến tới tất cả các cán bộ nhân viên, người lao động trong đơn vị, phấn đấu hoàn thành 100% các chỉ tiêu giao kế hoạch sản xuất kinh doanh - tài chính - đầu tư xây dựng và chỉ tiêu hiệu quả năm 2023.

Nhờ triển khai thực hiện mạnh mẽ các biện pháp kỹ thuật và quản lý để tiết kiệm điện trong sản xuất, tỷ lệ điện tự dùng của Công ty của Công ty từ đầu năm đến nay đạt là 9,2% (giảm so với chỉ tiêu kế hoạch là 9,51%). Nhiệt điện Quảng Ninh là nhà máy nhiệt điện có công suất lớn trong Hệ thống điện quốc gia với sản lượng điện bình quân hàng năm là 7,5 tỷ kWh. Bởi vậy, sản lượng điện  mà Công ty tiết kiệm được trong sản xuất thông qua giảm tỷ lệ điện tự dùng (hơn 20 triệu kWh điện) là con số rất ý nghĩa, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và triển khai hiệu quả công tác sản xuất kinh doanh (SXKD) của đơn vị.

Để giảm tỷ lệ điện tự dùng, Công ty đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như xây dựng phương thức vận hành của các thiết bị chính có công suất lớn như bơm cấp, bơm ngưng, quạt khói, quạt gió, bơm tuần hoàn lò hơi…khi tổ máy ngừng dự phòng cũng như dự phòng nóng để giảm tối đa lượng điện tự dùng khi tổ máy ngừng; Thí nghiệm tối ưu hóa quá trình vận hành, quá trình cháy  nhằm nâng cao hiệu suất, giảm tiêu hao nhiệt cho tuabinvà lò hơi; Lắp đặt các hệ thống đo đếm  phụ và xây dựng hệ thống quản lý năng lượng nhằm kiểm soát tình hình sản xuất; Lắp đặt hệ thống biến tần cho động cơ quạt gió chính, quạt khói lò hơi…

Công ty thực hiện tốt công tác giảm thiểu sự cố, tăng cường kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị, kịp thời giải quyết các khiếm khuyết phát sinh, tăng cường kỷ luật vận hành, tăng hiệu suất phát của các tổ máy. Tỷ lệ dừng máy do sự cố của Công ty năm 2023 giảm xuống còn 0,51% so với chỉ tiêu kế hoạch là 2,74%, giúp làm giảm đáng kể lượng điện và nhiên liệu khởi động cũng như đảm bảo các tổ máy luôn sẵn sàng đáp ứng tốt phương thức huy động.

Cùng với đó, để tiết kiệm điện trong sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, Công ty đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số, nghiên cứu khoa học, khuyến khích người lao động hăng hái tìm tòi cải tiến kỹ thuật. Năm 2023, Công ty có 70 sáng kiến đưa vào triển khai, áp dụng, góp phần đem lại nhiều giá trị lợi ích kinh tế cho Công ty, được Tập đoàn Điện lực Việt Nam khen thưởng là đơn vị có thành tích xuất sắc trong Chương trình “10 nghìn sáng kiến” trong CNVCLĐ Tập đoàn.

Tiết kiệm điện tại nơi làm việc

Công ty đã nghiêm túc triển khai nhiều biện pháp để tiết kiệm điện tại nơi làm việc như:

Trong tháng 5, 6 và 7 năm 2023, với tình hình thời tiết nắng nóng cực đoan, nhu cầu sử dụng điện càng tăng cao, Công ty đã triển khai nhiều biện pháp để tiết kiệm điện như: Tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên, không sử dụng đèn chiếu sáng hành lang, các khu vực công cộng không thật sự cần thiết, rút ngắn thời gian bật điều hòa tại văn phòng không quá 4 giờ/ngày, cài đặt nhiệt độ ở mức 27 độ, các tổ sửa chữa/sản xuất tại các phân xưởng chỉ bật điều hòa khi trong tổ có 02 người trở lên…

            

CBCNV xây dựng thói quen tắt thiết bị điện khi không sử dụng và sử dụng ánh sáng tự nhiên

Cán bộ Công nhân viên (CBCNV) Công ty được hướng dẫn điều chỉnh độ sáng màn hình máy tính xuống mức thấp và điều chỉnh độ phân giải, độ tương phản để hiển thị sắc nét; Thiết lập tự động tắt màn hình máy tính khi không làm việc để tiết kiệm điện năng; Tắt máy tính, rút phích các thiết bị điện khi không sử dụng; Thường xuyên vệ sinh công nghiệp hệ thống dàn lạnh và nóng của máy điều hòa không khí… Khu nhà điều hành của Công ty đều được cung cấp hệ thống điện bằng điện tự dùng của Nhà máy và luôn có các quy định cụ thể như chế độ bật, tắt đèn chiếu sáng, tách riêng từng nhóm đèn chiếu sáng thường xuyên và không thường xuyên… nhằm đảm bảo công tác tiết kiệm điện tự dùng trong Công ty.

  

Tranh vẽ tuyên truyền tiết kiệm điện của thiếu nhi con em CBCNV Công ty

Công ty tích cực tuyên truyền tiết kiệm trên Website, trang Fanpage Công ty, đăng tải các bài viết hướng dẫn, tuyên truyền tiết kiệm điện. Công ty còn tổ chức Cuộc thi vẽ tranh về chủ đề tiết kiệm điện dành cho thiếu nhi con em CBCNV Công ty nhằm tăng cường tuyên truyền, xây dựng thói quen tiết kiệm điện cho gia đình và cộng đồng.

Với những giải pháp và hành động cụ thể, Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh quyết tâm thực hiện hiệu quả chủ đề năm 2023 “Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”. Đây cũng là tiền đề vững chắc để công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ SXKD, đáp ứng mục tiêu đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục phục vụ cho sự phát triển của đất nước và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong những năm tiếp theo./.

Công ty ĐHĐ điều tiết hồ Đơn Dương cắt giảm lũ hiệu quả cho hạ du.

Thực hiện theo nội dung Văn bản số 133/PCTT ngày 13/11/2023 của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT&TKCN) tỉnh Lâm Đồng về việc vận hành hồ chứa thuỷ điện Đơn Dương để tạo dung tích đón lũ, Công ty cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi (Công ty ĐHĐ) đã tiếp nhận và thực hiện vận hành xả điều tiết qua đập tràn hồ Đơn Dương từ 18 giờ 00 ngày 14/11/2023 để duy trì dung tích phòng lũ, đề phòng khi có mưa lớn xảy ra trên lưu vực.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với nhiễu động gió Đông trên cao gây nên mưa lớn trên diện rộng tại khu vực các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa, trên lưu vực hồ chứa Đơn Dương xuất hiện mưa lớn và đều trong thời gian từ ngày 15 đến 16 tháng 11, đã hình thành cơn lũ “kép” về hồ Đơn Dương. Trong đó, đỉnh 1 với lưu lượng 355 m3/s vào lúc 18 giờ 00 phút ngày 15 tháng 11 và đỉnh 2 với lưu lượng 596 m3/s vào lúc 19 giờ 30 phút ngày 16 tháng 11. Hai đỉnh lũ cách nhau chỉ 25 giờ.

Biểu đồ cơn lũ số 1 về hồ Đơn Dương từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 11 năm 2023

Công ty ĐHĐ đã phối hợp với chính quyền địa phương xả điều tiết nước hồ Đơn Dương qua đập tràn với lưu lượng lớn nhất 150 m3/s, bằng 25% đỉnh lũ vào hồ, góp phần đảm bảo an toàn cho hạ du huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng.

Trong quá trình điều tiết lũ, Công ty thường xuyên liên lạc với BCH PCTT&TKCN tỉnh Lâm Đồng và các huyện Đơn Dương, Đức Trọng để phối hợp trong việc cung cấp thông tin và nhận sự chỉ đạo trong công tác vận hành hồ chứa. Việc phối hợp vận hành, điều tiết hồ chứa hiệu quả đã cắt được 75% lưu lượng lũ về hồ.

Trong quá trình điều tiết nước qua đập tràn Đơn Dương, Công ty ĐHĐ đã tuân thủ Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai, Quy chế phối hợp với BCH PCTT &TKCN tỉnh Lâm Đồng, góp phần đảm bảo an toàn cho hạ du.

Trước dự báo trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn xảy ra đợt mưa lớn, dài ngày trên diện rộng từ 250-500 mm/đợt có nơi trên 700 mm/đợt, Công ty Thuỷ điện Sông Tranh đã ban hành ngay thông báo vận hành điều tiết xả tràn hồ chứa để hạ dần hồ để đón lũ và chuyển chế độ vận hành cắt, giảm lũ cho hạ du.

Theo bản tin cảnh báo lũ của Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Trung Trung Bộ phát lúc 15h30 ngày 10/11/2023 cảnh báo, từ ngày 13/11 đến ngày 17/11, trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 250-500 mm/đợt, có nơi trên 700 mm/đợt, cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn cấp 1. Thực hiện lệnh vận hành hồ của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Quảng Nam, Công ty Thuỷ điện Sông Tranh đã ban hành ngay thông báo vận hành điều tiết xả tràn hồ chứa để hạ dần mực nước hồ về cao trình +167m và chuyển chế độ vận hành cắt, giảm lũ cho hạ du theo quy định để gửi đến các cấp chính quyền địa phương từ Trung ương đến địa phương, các chủ hồ trên cùng bậc thang.

Theo đó, thời điểm bắt đầu vận hành điều tiết xả tràn là 14h30 ngày 11/11/2023, tổng lưu lượng vận hành điều tiết dự kiến từ 200 ÷ 900 m3/s (tuỳ thuộc lưu lượng nước về hồ). Đến 02h30 ngày 14/11/2023 đã hạ mực nước hồ về cao trình +167m theo đúng chỉ đạo của Ban chỉ huy PCTT&TKCN Tỉnh Quảng Nam để sẵn sàng cắt, giảm lũ cho hạ du theo quy định của Quy trình 1865 với dung tích để cắt, giảm lũ gần 160 triệu m3.

Đến 04h00 ngày 14/11/2023 bắt đầu xuất hiện lũ về hồ (Thông số lúc 04h00: MNH = 167,0m, Qvề = 731,6 m3/s, Qmáy = 215 m3/s, Qxả tràn = 515,8 m3/s).

Lượng mưa đo được ngày 14/11/2023

Căn cứ bản tin dự báo ngắn hạn phục vụ chống lũ, vận hành hồ chứa Thuỷ điện Sông Tranh 2 của Đài Khí tượng thuỷ văn Tỉnh Quảng Nam phát lúc 04h30 ngày 14/11/2023 dự báo: trên lưu vực Sông Tranh có mưa to, đến mưa rất to và dòng chảy về hồ thủy điện Sông Tranh 2 tiếp tục tăng nhanh, Công ty ban hành ngay thông báo điều chỉnh lưu lượng xả điều tiết qua tràn nhằm tiếp tục duy trì mực nước hồ +167m và chuyển chế độ vận hành cắt, giảm lũ cho hạ du theo quy định của Quy trình 1865 để gửi đến các cấp chính quyền địa phương từ Trung ương đến địa phương, các chủ hồ trên cùng bậc thang.

Đến 09h00 ngày 14/11/2023, lưu lượng nước về hồ tăng cao 1936 m3/s, thực hiện quy định của Quy trình 1865, Công ty bắt đầu vận hành nâng dần mực nước hồ để giảm lũ cho hạ du. Đến 12h30 ngày 14/11/2023 thì lũ về hồ đạt đỉnh với lưu lượng là 3336,3 m3/s, Công ty đã vận hành cắt giảm lũ trên 50% lưu lượng đỉnh lũ, chỉ điều tiết về hạ du với lưu lượng là 1291,58 m3/s.

Biểu đồ cơn lũ số 3 năm 2023- Nhà máy Thủy điện Sông Tranh 2

Ngày 15/11/2023, Thực hiện lệnh vận hành hồ của Ban chỉ huy PCTT&TKCN Tỉnh Quảng Nam, Công ty đã ban hành ngay thông báo vận hành đảm bảo mực nước hồ Sông Tranh 2 không lớn hơn cao trình mực nước đón lũ 173m và chuyển chế độ vận hành theo quy định để gửi đến các cấp chính quyền địa phương từ Trung ương đến địa phương, các chủ hồ trên cùng bậc thang.

Ngày 17/11/2023, Thực hiện lệnh vận hành hồ của Ban chỉ huy PCTT&TKCN Tỉnh Quảng Nam, Công ty đã ban hành ngay thông báo vận hành đảm bảo mực nước hồ Sông Tranh 2 không lớn hơn cao trình mực nước 174,8m và chuyển chế độ vận hành theo quy định để gửi đến các cấp chính quyền địa phương từ Trung ương đến địa phương, các chủ hồ trên cùng bậc thang. Đến 22h30 ngày 17/11/2023 lưu lượng nước về hồ giảm dần và kết thúc đợt mưa này với tổng lượng nước lũ về hồ là 398,8 triệu m3, tổng lượng nước cắt giảm lũ cho hạ du là 150,6 triệu m3, trong quá trình vận hành, Công ty đã phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương trong công tác thông tin, báo cáo tình hình vận hành, đặc biệt là tuân thủ nghiêm lệnh vận hành hồ được Ban chỉ huy PCTT&TKCN Tỉnh Quảng Nam đánh giá cao.

Hồ chứa Thủy điện Sông Tranh 2 đang điều tiết cắt giảm lũ hiệu quả cho hạ du

Hiện nay, Công ty đang tiếp tục vận hành điều tiết hồ chứa để nâng dần mực nước hồ về gần cao trình mực nước dâng bình thường 175m theo quy trình liên hồ 1865. Các hệ thống thiết bị, công trình Nhà máy Thuỷ điện Sông Tranh 2 đang vận hành ổn định, an toàn, tin cậy theo thiết kế./.

Khuôn viên xanh - sạch - đẹp tại Công ty Nhiệt điện Duyên Hải.

Chú trọng công tác bảo vệ môi trường

Trong hoạt động sản xuất, Công ty luôn tuân thủ pháp luật của Nhà nước và quy chế hoạt động bảo vệ môi trường của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng công ty Phát điện 1, chấp hành nghiêm các quy định về công tác thu gom quản lý chất thải công nghiệp, tích cực phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và địa phương trong việc kiểm tra, giám sát công tác môi trường. 

Hiện nay, các nhà máy do Công ty Nhiệt điện Duyên Hải quản lý đều được lắp đặt hệ thống xử lý môi trường công nghệ tiên tiến và được áp dụng phổ biến cho các nhà máy nhiệt điện đốt than trên thế giới. Đồng thời, được giám sát chặt chẽ trong quá trình xây dựng và vận hành như: hệ thống xử lý Nox bằng NH3 (SCR); hệ thống lọc bụi tĩnh điện (ESP); hệ thống xử lý Sox bằng nước biển (FGD); ống khói cao 210m và hệ thống giám sát khí thải, nước thải online…

Hệ thống bảo vệ môi trường của các nhà máy được thiết kế và vận hành theo mục tiêu: bảo đảm hiệu quả về xử lý môi trường ở mức cao, phù hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về môi trường. Kết quả quan trắc định kỳ khí thải, nước thải và môi trường xung quanh các nhà máy điện đều nằm trong giới hạn cho phép của các quy chuẩn hiện hành. Các thông số phát thải đảm bảo theo yêu cầu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép xả thải,… và các tiêu chuẩn, quy định pháp luật hiện hành về môi trường.

Hiện tại, các thông số phát thải tại các nhà máy của Công ty đều được truyền tải trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Trà Vinh để cơ quan chức năng giám sát online. Theo đó, kết quả báo cáo quan trắc môi trường định kỳ hàng năm của Công ty đều nằm trong quy chuẩn cho phép.

Ngoài ra, Công ty cũng lắp đặt sơ đồ công nghệ và bảng thông tin điện tử truyền số liệu ra trước cổng nhà máy để công khai, minh bạch các thông tin về môi trường để người dân và cộng đồng kiểm tra, giám sát. Công ty cũng thường xuyên đón tiếp chính quyền địa phương, người dân đến tham quan để chứng kiến tận mắt quy trình sản xuất và công tác bảo vệ môi trường tại các Nhà máy do Công ty quản lý.

Bãi chứa tro xỉ của Công ty được phủ xanh.

Công ty cũng tập trung triển khai các giải pháp nhằm quản lý, xử lý và tiêu thụ hiệu quả lượng tro xỉ phát sinh trong quá trình sản xuất, góp phần “xanh hóa” các bãi thu xỉ, giảm tác động tới môi trường xung quanh thông qua việc phối hợp với Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng thực hiện đánh giá, lấy mẫu thử nghiệm và cấp chứng nhận hợp chuẩn tro, xỉ các nhà máy phù hợp theo TCVN 12249:2018 - tro xỉ nhiệt điện than làm vật liệu san lấp; hợp quy tro bay dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng theo QCVN 16:2017/BXD.

Phong trào thi đua “xanh - sạch - đẹp - an toàn tại nơi làm việc”

Hưởng ứng cuộc thi “xanh - sạch - đẹp - an toàn tại nơi làm việc” do Tổng công ty Phát điện 1 tổ chức, Công ty Nhiệt điện Duyên Hải đã triển khai tuyên truyền, vận động cán bộ công nhân viên và người lao động trong Công ty tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm cải thiện môi trường làm việc cho người lao động, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc thực hiện hành vi, ứng xử có văn hóa, thân thiện với môi trường, tạo mỹ quan và đảm bảo vệ sinh môi trường trong khu vực sản xuất cũng như môi trường dân cư xung quanh.

Công ty đã trồng hơn 13.000 cây xanh các loại.

Cụ thể, Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ như cải tạo cảnh quan khuôn viên, cải tạo các phòng làm việc tạo không gian thoáng mát, thân thiện; tăng cường công tác vệ sinh để giữ gìn sạch sẽ các hành lang, lối đi, phòng họp, phòng làm việc của các đơn vị; đặt cố định các thùng rác đã được phân loại cụ thể, rác được bỏ đúng nơi quy định, tránh mùi hôi, ảnh hưởng vào các khu làm việc; lắp đặt các biển báo giao thông, biển hướng dẫn các khu vực giao thông trong Công ty; trong khuôn viên Công  ty thường xuyên thu gom, xử lý rác thải, bố trí thùng rác đầy đủ hợp lý; sử dụng tiết kiệm hiệu quả điện và nước sinh hoạt; bố trí cây xanh tại không gian sảnh trước và lối đi trong tòa nhà; ra quân tổng vệ sinh khu nhà ở tập thể của cán bộ, công nhân viên Công ty;… những nỗ lực trên đã và đang cải thiện môi trường làm việc hiện đại, thân thiện và hiệu quả hơn.

Đến nay, phong trào thi đua xây dựng môi trường làm việc “xanh - sạch - đẹp - an toàn tại nơi làm việc” của Tổng công ty Phát điện 1 tại Công ty Nhiệt điện Duyên Hải đã thật sự lan tỏa rộng rãi và mang lại những hiệu quả thiết thực, góp phần tạo môi trường làm việc tốt nhất cho cán bộ, công nhân viên Công ty và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Hội thi là một hoạt động tích cực nhằm góp phần xây dựng Văn hoá EVN và duy trì bản sắc văn hóa riêng đặc trưng của EVNGENCO1, qua đó phát huy năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của toàn thể cán bộ công nhân viên nhân viên toàn Tổng công ty vào mục tiêu chung: Phấn đấu trở thành một trong những doanh nghiệp uy tín hàng đầu ASEAN trong lĩnh vực sản xuất điện và chuyển dịch năng lượng với Sứ mệnh: "Kiến tạo các giá trị bền vững cho khách hàng và cộng đồng, tiên phong trong lĩnh vực sản xuất điện và phát triển năng lượng mới".

Tham dự Hội thi, có ông Đỗ Thanh Tuấn - Phó Trưởng Ban Tổ chức và Nhân sự Tập đoàn Điện lực Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Khoa - Chủ tịch Hội đồng thành viên EVNGENCO1, ông Nguyễn Hữu Thịnh - Tổng giám đốc EVNGENCO1, ông Trần Doãn Thành - Chủ tịch Công đoàn EVNGENCO1, Phó Trưởng ban Tổ chức Hội thi cùng 12 đội thi đến từ các thành viên, liên kết của Tổng công ty.

Ban Giám khảo của Hội thi gồm ông Nguyễn Quang Trung, Trưởng Ban Tổ chức và Nhân sự Tổng công ty - Trưởng ban Giám khảo; ông Đỗ Thanh Tuấn, Phó trưởng Ban Tổ chức và Nhân sự Tập đoàn Điện lực Việt Nam - Thành viên; ông Lê Thanh Hải, Chủ tịch Công ty cổ phần People One - Thành viên; ông Nguyễn An Hiếu, Hội viên Hội nhạc sỹ Việt Nam - Thành viên và ông Phạm Anh Văn, Phó Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty - Thành viên.


Ông Trần Doãn Thành - Chủ tịch Công đoàn EVNGENCO1, Phó Trưởng Ban tổ chức Hội thi phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc Hội thi, ông Trần Doãn Thành – Chủ tịch Công đoàn, Phó Trưởng Ban Tổ chức Hội thi khẳng định Hội thi là sân chơi lành mạnh, công bằng, tạo cơ hội cho CBCNVCLĐ thể hiện tài năng, kiến thức, sức sáng tạo với những giải pháp hiệu quả trong công tác thực thi VHDN, tạo động lực cho CBCNVCLĐ trong hăng hái thi đua lao động và sản xuất, khơi dậy lòng nhiệt huyết chung sức, chung lòng của người EVNGENCO1, xây dựng một nền văn hóa mang những nét đặc trưng tiêu biểu của EVNGENCO1, có thể được tóm tắt trong 6 chữ: Nhân - Tâm - Đồng - Tiến - Trí - Bền.

Bước vào phần thi Chào hỏi, các đội giới thiệu về đơn vị, kết quả nổi bật nhất trong công tác thực thi VHDN tại đơn vị qua đó phản ánh được các giá trị văn hóa EVN, EVNGENCO1 thông qua các tiết mục nghệ thuật đặc sắc.


Các phần thi chào hỏi đặc sắc của các đội thi

Ở phần thi Kiến thức, các đội thi sẽ thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về bản sắc văn hóa EVNGENCO1 và thực thi văn hóa EVN, EVNGENCO1 trong Tài liệu văn hóa EVNGENCO1 đã được ban hành. Từng cặp 02 đội lên sân khấu dự thi theo thứ tự bốc thăm từ trước. Mỗi đội chọn ngẫu nhiên 02 câu hỏi trong danh sách các mã câu hỏi trên màn hình và trả lời lần lượt từng câu hỏi.


Các đội thi thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về VHDN của EVN/EVNGENCO1 trong phần thi Kiến thức

Luôn đề cao giá trị con người, quan tâm giữ gìn tình đoàn kết, khơi dậy lòng nhiệt huyết chung sức, chung lòng của mọi người, EVNGENCO1 đã xây dựng một nền văn hóa mang những nét đặc trưng tiêu biểu có thể được tóm tắt trong 6 chữ đó là Nhân - Tâm - Đồng - Tiến - Trí - Bền. Mỗi thành viên EVNGENCO1 luôn có lòng tự hào và có trách nhiệm gìn giữ, phát huy đưa các bản sắc văn hóa tiêu biểu này lên tầm cao mới. Ở phần thi Tài năng, các đội dự thi đã giới thiệu 06 nét văn hóa tiêu biểu của EVNGENCO1 trong bộ Tài liệu Văn hóa EVNGENCO1 theo chủ đề của Hội thi “Nhân - Tâm - Đồng - Tiến - Trí - Bền” thông qua các loại hình như tiểu phẩm, thơ ca, múa, hát, nhạc, kịch…

Những bản sắc văn hóa đặc trưng của EVN/EVNGENCO1 được các đội thi lồng ghép khéo léo vào phần thi tài năng

Phần thi Ý tưởng đổi mới sáng tạo là phần thi hết sức quan trọng của Hội thi. Ở phần thi này, các đội trình bày ý tưởng và giải pháp đổi mới, sáng tạo trong công tác thực thi VHDN để VHDN thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, tạo động lực đột phá, có sức lan tỏa, truyền cảm hứng mạnh mẽ, khơi dậy khát vọng ý chí của người EVNGENCO1 cùng nhau quyết tâm xây dựng phát triển Tổng công ty ngày càng lớn mạnh. Các đội thi đã đem đến 12 ý tưởng đổi mới sáng tạo trong các hoạt động thực thi VHDN, đây là 12 ý tưởng rất thiết thực vì đều xuất phát từ thực tiễn, đúc kết từ thực tiễn thể hiện sự quan tâm, trăn trở của lãnh đạo và người lao động các đơn vị để làm thế nào cải tiến, đổi mới các hoạt động thực thi VHDN có hiệu quả hơn, thực chất hơn.

Phần thi Ý tưởng đổi mới sáng tạo diễn ra gay cấn với các câu hỏi phản biện và phần trả lời của các đội thi

Phát biểu tại Lễ tổng kết, ông Nguyễn Tiến Khoa - Chủ tịch HĐTV EVNGENCO1 đánh giá nhiều ý tưởng mới, độc đáo đã bám sát những định hướng trong công tác thực thi VHDN như văn hóa lãnh đạo, văn hóa học tập và đổi mới sáng tạo, văn hóa số... đều có thể áp dụng tại các đơn vị trong Tổng công ty và có thể mở rộng toàn Tập đoàn nếu tiếp tục được quan tâm đầu tư, hoàn thiện. Qua đó giúp Tổng công ty tiếp tục củng cố, bổ sung các giải pháp và các chương trình hoạt động cụ thể trong Hành trình văn hoá EVNGENCO1 giai đoạn 2022 - 2025.

Ông Nguyễn Tiến Khoa - Chủ tịch HĐTV EVNGENCO1 chia sẻ, động viên với những nỗ lực của CBCNV trong việc lan tỏa VHDN của Tổng công ty

Với sự làm việc công tâm, minh bạch và sát sao của Ban giám khảo, Hội thi đã chọn ra được những đội thi xuất sắc nhất để trao giải.

Giải nhất thuộc về Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn và giải nhì thuộc về Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh

Hai giải ba thuộc về Cơ quan Tổng công ty và Công ty Nhiệt điện Duyên Hải

Các đội đạt giải khuyến khích

Bốn giải phụ dành cho các đội xuất sắc nhất mỗi phần thi

Hội thi đã thực sự là một diễn đàn để các đơn vị thi đua trao đổi sâu rộng phát huy được những mặt mạnh, những tài năng nhân lên các giá trị của VHDN. Thông qua các tác phẩm dự thi có thể khẳng định văn hoá doanh nghiệp đã lan toả và thấm sâu không chỉ trong doanh nghiệp mà còn trong cuộc sống của mỗi cán bộ công nhân viên chức lao động trong Tổng công ty. 

Song song với Hội thi VHDN, sáng ngày 17/11, Công đoàn EVNGENCO1 đã tổ chức Giải chạy trực tiếp dành cho cán bộ công nhân viên chức lao động năm 2023. Đây là hoạt động thể dục thể thao đầu tiên được phát động cấp Tổng công ty, thu hút đông đảo lãnh đạo Tổng công ty, lãnh đạo các đơn vị, các đại biểu khách mời và đông đảo CBCNVCLĐ về dự Hội thi VHDN đã tham gia. Giải chạy đã diễn ra sôi nổi, hào hứng, đóng góp hiệu ứng tích cực cho Giải chạy năm nay, góp phần xây dựng phong trào thi đua rèn luyện nâng cao sức khỏe trong CBCNVLĐ Tổng công ty. Trước đó, giải chạy online đã diễn ra với ý nghĩa nhân văn “Mỗi bước chạy - Một tấm lòng” và thu về hơn 344 triệu đồng hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương nơi EVNGENCO1 và các đơn vị hoạt động.

Một số hình ảnh tại giải chạy


Toàn cảnh Công ty Nhiệt điện Uông Bí

Giải pháp tiết kiệm chi phí trong công tác đấu thầu mua sắm hàng hóa

Để tiết kiệm chi phí trong công tác đấu thầu mua sắm hàng hóa, Công ty đã đưa ra kế hoạch mua sắm và tổ chức thực hiện công tác đấu thầu theo quy định của pháp luật và quy định của EVN. Lập danh sách cụ thể các mặt hàng cần mua sắm và đấu thầu, mức giá, số lượng cần mua sắm và thời gian cần thiết cho quá trình mua sắm và đấu thầu. Điều này sẽ giúp ích việc cân nhắc và lựa chọn sản phẩm, lựa chọn được nhà cung cấp đủ năng lực và giá cả theo kết quả đấu thầu công khai, minh bạch, từ đó giảm thiểu tối đa các chi phí không cần thiết.

Áp dụng các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến trong công tác mua sắm hàng hóa và đấu thầu, đó là áp dụng phần mềm quản lý mua sắm, đấu thầu, phân tích dữ liệu và các công cụ khác để giúp quản lý tốt hơn các hoạt động mua sắm và đấu thầu.


Công nhân đang vận hành tại Phòng điều khiển trung tâm Công ty Nhiệt điện Uông Bí

Xây dựng nhu cầu thiết yếu, có lộ trình về thời gian sử dụng, tránh trường hợp mua sắm nhưng chưa sử dụng, để tồn kho. Thực hiện chặt chẽ quy trình mua sắm và đấu thầu bằng cách phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận có liên quan, giảm thiểu các bước không cần thiết và tối ưu hóa các tiêu chuẩn và quy trình của Công ty để đảm bảo rằng mọi thủ tục mua sắm và đấu thầu đều được tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và quy trình, tránh tình trạng lãng phí chi phí không cần thiết. Đồng thời giúp phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề liên quan đến đấu thầu, tránh được các rủi ro pháp lý và tiết kiệm chi phí cho Công ty.

Hiện nay, phần lớn các gói thầu mua sắm hàng hóa của Công ty đều được đấu thầu rộng rãi qua mạng, tiết kiệm thời gian, chi phí in ấn tài liệu, chi phí gửi hồ sơ mời thầu.

Giải pháp tiết kiệm chi phí trong sản xuất điện

Áp dụng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất cụ thể là với nhiều ứng dụng phần mềm nghiệp vụ, như: ứng dụng văn phòng điện tử Digital-Office, phần mềm quản lý nguồn nhân lực (HRMS), phần mềm (E-Learning), ứng dụng công nghệ trên “Website tổng hợp các khiếm khuyết của tổ máy https://thkk.nhietdienuongbi.com.vn/”, ứng dụng “Nhật ký vận hành điện tử”, phần mềm Quản lý kỹ thuật (PMIS)…Việc áp dụng các phần mềm ứng dụng giúp cho các đơn vị, phòng chuyên môn nghiệp vụ rút ngắn được thời gian xử lý công việc, tăng năng xuất và hiệu quả công việc, giảm nhân lực, tiết kiệm được thời gian, chi phí lưu trú, chi phí đi lại, chi phí văn phòng phẩm…

Bố trí kế hoạch sản xuất hợp lý, căn cứ vào thời điểm và nhu cầu sản xuất/làm việc để đổi chế độ vận hành thiết bị,  hạn chế vận hành các thiết bị tiêu thụ công suất điện lớn khi không cần thiết, không để các thiết bị điện hoạt động không tải. Thường xuyên sửa chữa bảo dưỡng, cải tiến, thay thế dần các thiết bị cũ, lạc hậu, hiệu suất thấp bằng các thiết bị, công nghệ tiên tiến có hiệu suất cao và tiết kiệm điện.


Sử dụng ánh sáng tự nhiên và dùng quạt khi nhiệt độ ngoài trời dưới 35 độ tại Phòng làm việc Công ty Nhiệt điện Uông Bí

Giải pháp bằng tạo ý thức, thói quen

Thông qua hội nghị, tọa đàm, sinh hoạt Chi bộ, mạng xã hội, website, trang fanpage để tuyên truyền sâu rộng tới toàn bộ CBCNV và người lao động về thực hành tiết kiệm, đặc biệt là tiết kiệm điện bằng cách tận dụng ánh sáng tự nhiên, tắt các thiết bị điện không cần thiết, sử dụng điều hòa với nhiệt độ phù hợp; vào giờ cao điểm chủ động tắt 50% các bóng điện chiếu sáng tại các khu nhà điều hành của Công ty, hạn chế sử dụng thang máy để giảm chi phí tiêu thu điện năng. Từ những nhận thức và hành động của mỗi người, ý thức tiết kiệm điện trở thành thói quen không chỉ riêng ở nơi làm việc mà còn trong các gia đình, khu dân cư, cộng đồng xã hội.

Hội thảo do Trường Đại học Điện lực phối hợp cùng Hội Kỹ sư Điện và Điện tử (IEEE) tại Việt Nam và Hiệp hội Ứng dụng công nghiệp IEEE (IEEE IAS) đồng tổ chức.

Ông Lê Hải Đăng - Phó Tổng giám đốc EVNGENCO1 (giữa) tham dự Hội thảo

EEE - AM 2023 là diễn đàn để các nhà khoa học và các bên liên quan thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu mới nhất, các công nghệ và định hướng liên quan đến lĩnh vực năng lượng và môi trường. Hội thảo cũng sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về các vấn đề khoa học - kỹ thuật, kinh tế và xã hội về việc áp dụng kỹ thuật điện trong bối cảnh các tác động môi trường liên quan nhằm tạo động lực cho nền kinh tế xanh và đưa ra những quan điểm mới trong lĩnh vực này, hướng tới xây dựng một tương lai bền vững cho hệ thống năng lượng và môi trường. Đây cũng là một trong những định hướng quan trọng của EVNGENCO1 trong tương lai.

Về tầm quan trọng của hội thảo, GS.TS Trần Hồng Thái - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá cao cố gắng nỗ lực của Ban tổ chức hội thảo với quy mô lớn của đông đảo đại biểu là các nhà khoa học. Đặc biệt là nội dung và chất lượng các báo cáo khoa học có ý nghĩa góp phần vào quá trình chuyển dịch năng lượng quốc gia.

GS.TS Trần Hồng Thái đề nghị, Ban tổ chức tổng hợp các định hướng, phương hướng, kiến nghị để triển khai hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ lĩnh vực năng lượng trong thời gian tới. Đồng thời, khuyến khích các nhà khoa học, tổ chức doanh nghiệp lĩnh vực năng lượng tích cực tham gia nghiên cứu KH&CN lĩnh vực năng lượng.

"Thông qua các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia đã được phê duyệt, đặc biệt là chương trình KC.05/21-30 nhằm giúp phát triển ngành năng lượng Việt Nam nói riêng và góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước...", GS.TS Trần Hồng Thái chia sẻ.

Bên cạnh chủ đề chính là “Môi trường và Kỹ thuật điện hướng tới Chuyển dịch năng lượng”, các chuyên gia tham dự hội thảo lần này cũng quan tâm tới các vấn đề như chính sách năng lượng, thị trường điện và các quy định, tiêu chuẩn; Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Bảo vệ môi trường; Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Tòa nhà thông minh và thành phố thông minh; Mạch điện, cảm biến và cơ cấu chấp hành...

Bên lề hội thảo, Ban tổ chức còn giới thiệu các sản phẩm công nghệ và kết quả nghiên cứu khoa học của Trường Đại học điện lực và các đơn vị tham gia hội thảo.

Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm

Dự lễ phát động có Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân; các thành viên HĐTV EVN: ông Đặng Huy Cường, ông Đinh Thế Phúc, ông Võ Hồng Lĩnh; các phó tổng giám đốc EVN: ông Ngô Sơn Hải, ông Phạm Hồng Phương; về phía Công đoàn Điện lực Việt Nam (ĐLVN) có các phó chủ tịch: ông Uông Quang Huy, bà Nguyễn Kim Thanh và bà Đinh Thị Thanh Bình.  Cùng dự còn có đại diện lãnh đạo, công đoàn của các công ty/nhà máy khác thuộc EVN tham gia phong trào thi đua.

Trước đó, ngày 01/11/2023, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Công đoàn Điện lực Việt Nam đã ban hành Chỉ thị liên tịch số 6506/CTLT-EVN-CĐĐVN về việc phát động phong trào thi đua giảm sự cố, đảm bảo sẵn sàng phát điện các nhà máy nhiệt điện than nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách trong việc cung ứng điện giai đoạn cuối năm 2023 và mùa khô 2024.

Chỉ thị đã thể hiện ý chí quyết tâm của các cấp lãnh đạo Tập đoàn, Công đoàn ĐLVN và các đơn vị tham gia thi đua. Thời gian phát động thi đua từ ngày 01/11/2023 đến ngày 31/7/2024.

Trong 12 đơn vị tham gia phong trào thi đua này, có 4 đơn vị thuộc EVNGENCO1, gồm: Công ty Nhiệt điện Uông Bí, Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh, Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn, Công ty Nhiệt điện Duyên Hải.

Ông Nguyễn Hữu Thịnh - Tổng giám đốc EVNGENCO1 cùng đại diện các đơn vị nhiệt điện than thuộc EVNGENCO1 ký kết giao ước thi đua trước sự chứng kiến của lãnh đạo Tập đoàn, Công đoàn Điện lực Việt Nam

Phát biểu tại buổi lễ, Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân cho biết, năm 2024 với phương án phụ tải dự kiến tăng trưởng 8,96%, tổng sản lượng điện toàn hệ thống cần là 306,4 tỷ kWh. Trong đó, các NMNĐ than của 12 đơn vị tham gia ký kết thi đua sẽ đóng góp 78,6 tỷ kWh và có khả năng còn cao hơn nữa do dự báo năm 2024 tiếp tục gặp khó về thủy văn, thời tiết.

Tổng giám đốc EVN yêu cầu các NMNĐ than phải luôn sẵn sàng vận hành an toàn, ổn định, đáp ứng nhu cầu huy động của hệ thống điện quốc gia. Để đạt được mục tiêu đó, các NMNĐ than phải luôn trong trạng thái sẵn sàng cao nhất về nhiên liệu, chế độ vận hành, chất lượng thiết bị,... Các đơn vị cần quyết tâm hơn nữa, đoàn kết, đồng lòng vượt qua mọi thách thức, khó khăn để thực hiện bằng được nhiệm vụ được giao, chung tay cùng EVN thực hiện nhiệm vụ đảm bảo cung ứng điện, đặc biệt trong giai đoạn từ nay đến hết mùa khô năm 2024.

Phát động phong trào thi đua, Phó Chủ tịch Công đoàn ĐLVN Uông Quang Huy kêu gọi, toàn thể CBCNV, người lao động tham gia phong trào thi đua hưởng ứng tích cực các nội dung thi đua, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ chính trị, góp phần lập thành tích chào mừng Đại hội VIII Công đoàn Việt Nam và chào mừng 70 năm ngày Truyền thống ngành Điện lực cách mạng Việt Nam (21/12/1954 -21/12/2024). 

Phó Chủ tịch Công đoàn ĐLVN cũng đề nghị các cấp Công đoàn tổng công ty/công ty/nhà máy nhiệt điện than nâng cao trách nhiệm phối hợp với chuyên môn đồng cấp, xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện cùng với các biện pháp tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động tích cực tham gia thi đua, góp phần hoàn thành mục tiêu với kết quả cao nhất. Trong đó, nhấn mạnh cần quan tâm đến công tác an toàn lao động, cải thiện điều kiện làm việc và tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, xây dựng môi trường làm việc tích cực.

Tại buổi lễ, đại diện 12 đơn vị nhiệt điện than thuộc EVN đã tham gia ký kết giao ước thi đua. Đại diện các đơn vị, ông Tạ Trung Kiên - Giám đốc Công ty Nhiệt điện Thái Bình, cam kết hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị, nỗ lực cùng EVN bằng nhiều giải pháp cụ thể đảm bảo sẵn sàng nhiên liệu, tổ máy vận hành an toàn, ổn định trong thời gian phát động thi đua cũng như sau khi kết thúc thi đua, đáp ứng nhu cầu của hệ thống điện quốc gia. 

Giải chạy bộ online đã đón nhận sự tham gia nhiệt tình, sôi nổi của đông đảo CBCNVCLĐ các đơn vị thuộc Tổng công ty Phát điện 1. Tổng quãng đường của tất cả các vận động viên toàn giải thực hiện lên đến 196.794 km, trong đó có 172.279 km được ghi nhận hợp lệ theo điều lệ giải chạy tương ứng số tiền hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa là 344,5 triệu đồng.

Giải chạy Cán bộ công nhân viên chức lao động Tổng công ty Phát điện 1 năm 2023 là một trong những hoạt động trong chuỗi sự kiện chào mừng  kỷ niệm 69 năm ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam và chào mừng thành công Đại hội VI Công đoàn Điện lực Việt Nam. Sự kiện vừa qua không chỉ là nơi giao lưu và thể hiện tình yêu thể thao mà còn là nơi thể hiện lòng kiên trì, quyết tâm và tinh thần vượt qua bản thân của cán bộ nhân viên EVNGENCO1.

Với hình thức mới mẻ, thuận tiện, phù hợp với điều kiện cá nhân, Giải chạy bộ online đã thu hút đông đảo người tham gia. Tất cả các vận động viên đều đảm bảo tuân thủ nội quy lao động, không chạy trong giờ làm việc và trong khu vực làm việc..

Công ty Cổ phần EVN Quốc tế phát động CBCNVCLĐ tích cực tham gia giải chạy

Đặc biệt, để hưởng ứng Giải chạy, hầu hết các đơn vị trong Tổng công ty như Công ty Nhiệt điện Uông Bí,Công ty thủy điện Bản Vẽ, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh, Công ty Thủy điện Sông Tranh… đã triển khai phát động rầm rộ tại đơn vị với sự hưởng ứng tham gia nhiệt tình không chỉ cán bộ nhân viên mà còn Ban Lãnh đạo đơn vị. Rất nhiều đơn vị tiếp sức thêm động lực cho các vận động viên bằng các giải nội bộ. Điều này đã tạo nên không khí cạnh tranh sôi nổi, hấp dẫn, góp phần tạo nên một mùa giải thành công.

Sau 20 ngày diễn ra, giải chạy đã thu hút 2836 vận động viên tham gia, tạo nên một không khí hết sức sôi động và hấp dẫn. Đặc biệt, số vận động viên đã hoàn thành tổng cự ly trên 150km đến 200km là 443 người, chứng minh rằng tinh thần thể thao đã được khơi dậy rõ nét trong từng cá nhân. Tổng số quãng đường mà toàn bộ các vận động viên hoàn thành trong suốt giải đạt 196.794 km, một con số đáng kinh ngạc, ghi dấu ấn sức mạnh và quyết tâm của tập thể EVNGENCO1.

Các vận động viên Công ty Nhiệt điện Uông Bí tích cực hưởng ứng tham gia

Nhóm các vận động viên Công ty thủy điện Đồng Nai

Cung đường chạy thơ mộng tại Công ty thủy điện Đại Ninh 

Chạy bộ là một hình thức thể thao dễ tham gia, có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tật, cải thiện sức khỏe, từ đó góp phần nâng cao năng suất công việc. Bên cạnh việc đem lại lợi ích về mặt sức khỏe, giải chạy còn là dịp để mọi người cùng nhau chia sẻ niềm đam mê thể thao, tạo nên một môi trường làm việc tích cực, sáng tạo.

Với tinh thần “Cá nhân khỏe, doanh nghiệp mạnh”, giải chạy online Tổng công ty Phát điện 1 năm 2023 đã kết thúc với kết quả như sau:

Giải thưởng giành cho tập thể:

  • Giải nhất: Ban Quản lý Dự án Nhiệt điện 3
  • Giải Nhì: Công ty Cổ phần EVN Quốc tế
  • Giải Ba: Công ty Thủy điện Bản Vẽ
  • Giải khuyến khích: (9 đơn vị): Cơ quan Tổng công ty; Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh; Công ty cổ phần Thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi; Công ty cổ phần Phát triển Điện lực Việt Nam; Công ty Nhiệt điện Duyên Hải; Công ty Nhiệt điện Uông Bí; Công ty Thủy điện Đại Ninh; Công ty Thủy điện Đồng Nai; Công ty Thủy điện Sông Tranh

Giải thưởng giành cho cá nhân:

- Giải nhất nam:  VĐV Lê Ngọc Thái - Phân xưởng vận hành Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn;

- Giải nhất nữ: VĐV Nguyễn Thúy Hà  – PX sửa chữa điện tự động Công ty NĐ Uông Bí

- Giải nhì nam: VĐV Tô Văn Trọng - Phòng Kế hoạch Vật tư Công ty Thủy điện Đại Ninh và VĐV Nguyễn Văn Hậu - Phân xưởng vận hành Công ty NĐ Nghi Sơn;

- Giải nhì nữ: VĐV Võ Thị Cảnh  - Phòng Tài chính kế toán Công ty Thủy điện Bản Vẽ và VĐV Nguyễn Thị Kiểm - Phân xưởng vận hành Công ty CPNĐ Quảng Ninh

- Giải ba nam: VĐV Nguyễn Đức Thuận - Phân xưởng sửa chữa Công ty TĐ Đồng Nai; VĐV Trương Đình Thoan - Phân xưởng vận hành Công ty CPNĐ Quảng Ninh; VĐV Đỗ Thế Hạnh - Phân xưởng vận hành Công ty CPNĐ Quảng Ninh

- Giải ba nữ: VĐV Đặng Thị Hồng Ngọc – Phân xưởng sửa chữa Công ty TĐ Bản Vẽ; VĐV Nguyễn Thị Tươi – Nhà máy thủy điện Bắc Bình – VNPD; VĐV Nguyễn Thị Lành - Phân xưởng vận hành Công ty CPNĐ Quảng Ninh

Giải chạy online CBCNVCLĐ EVNGENCO1 năm 2023 đã kết thúc, nhưng không đồng nghĩa với việc tinh thần thể dục thể thao, tình yêu với cuộc sống khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng sẽ ngừng lại. Ban tổ chức rất mong rằng các vận động viên sẽ tiếp tục phát huy tinh thần thể dục thể thao như đã thể hiện trong suốt thời gian Giải chạy online CBCNVCLĐ EVNGENCO1 năm 2023, cùng chung tay vì một cơ thể khỏe mạnh, một trí tuệ minh mẫn, để tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp phát triển của EVNGENCO1. 

Anh Ngô Đức Tuấn sinh năm 1988, tốt nghiệp chính quy trường Đại học Bách khoa. Về công tác tại Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh, anh được phân công tham gia Tổ thí nghiệm hiệu chỉnh cùa Nhà máy. Thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị công nghệ trong nhà máy nhiệt điện là công việc vô cùng quan trọng, giúp các nhà máy đánh giá, kiểm soát các hệ thống thiết bị trước khi đưa vào vận hành nhằm mục đích: Hòa lưới điện quốc gia an toàn đúng tiến độ, nâng cao hiệu suất và các hệ thống thiết bị của tổ máy vận hành an toàn-chất lượng-hiệu quả, cải thiện các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật , tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản xuất điện, giảm thiểu sự cố trong quá trình vận hành…

Anh Ngô Đức Tuấn cùng các đồng nghiệp đo đạc, phân tích thông số vận hành

Tổ hiệu chỉnh Nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh hiện nay có 3 người, do một đồng chí Phó quản đốc phân xưởng trực tiếp phụ trách. Với số lượng nhân sự hạn chế, song các thành viên trong Tổ phải đảm nhận khối lượng công việc khá nặng nề, trong đó anh Tuấn là người giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn của Tổ. Hàng ngày, anh Tuấn cùng các anh em trong Tổ bám sát thiết bị để theo dõi các thông số vận hành, khiếm khuyết, tình hình sửa chữa các khiếm khuyết có ảnh hưởng đến sự vận hành liên tục, kinh tế, an toàn của tổ máy; theo dõi, tính toán các chỉ tiêu Kinh tế - Kỹ thuật của Lò hơi, Tuabin. Cùng với đó, các anh phải thực hiện các thí nghiệm hiệu chỉnh xác định chế độ cháy, qua đó thay đổi chế độ cháy phù hợp với từng loại nhiên liệu đầu vào khác nhau; phối hợp cùng các đơn vị thí nghiệm - hiệu chỉnh ngoài công ty thực hiện đo đạc, hiệu chỉnh thông số vận hành của tổ máy…

Anh Ngô Đức Tuấn cùng các đồng nghiệp nghiên cứu các giải pháp, sáng kiến

Công việc phức tạp và có tính trách nhiệm cao, liên quan trực tiếp đến chế độ và hiệu suất vận hành của từng tổ máy, song anh Ngô Đức Tuấn và các anh em trong Tổ hiệu chỉnh còn gặp vô vàn khó khăn: Thứ nhất là hiện nay thí nghiệm-hiệu chỉnh là chuyên ngành hẹp, hệ thống tài liệu tham khảo của nước ta hiện nay, đặc biệt tài liệu về tua-bin, lò hơi và máy phát của nhà máy nhiệt điện còn rất hạn chế, chủ yếu là tài liệu do một số Trung tâm thí nghiệm điện biên soạn. Thứ hai, công nghệ thiết kế của Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh như các thiết bị vòi đốt, van gió, máy nghiền có đặc thù riêng, không tương đồng với các nhà máy nhiệt điện khác trong ngành nên việc tham khảo, vận dụng kiến thức, kinh nghiệm lại càng hạn chế. Cùng với đó, thiết kế ban đầu lò hơi của Nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh là dành cho than antraxit có chất bốc thấp, trong khi hiện nay theo điều kiện nguồn nhiên liệu từ các nhà cung cấp, Nhà máy đang phải sử dụng chủ yếu là các loại than pha trộn có chất bốc thay đổi ngoài dải thiết kế, nên việc theo dõi, điều chỉnh chế độ cháy của lò cần phải hết sức linh hoạt và sát sao.

Anh Ngô Đức Tuấn nghiên cứu tài liệu nâng cao chuyên môn

Khắc phục khó khăn, để tự nâng cao kiến thức chuyên ngành phục vụ công việc, anh Tuấn đã tìm tòi và nghiên cứu thêm các tài liệu về thí nghiệm-hiệu chỉnh của nước ngoài như các cuốn Steam turbines hay Fired Steam Generators của Nhà xuất bản The American Society Of Mechanical Engineers – Mỹ. Đồng thời anh cũng tham gia các diễn đàn khoa học quốc tế như ScienceDirect là nền tảng trực tuyến mà có thể tiếp cận gần 2.500 tạp chí khoa học và hơn 26.000 sách điện tử trong đó có khoa học và kỹ thuật.

Anh Ngô Đức Tuấn nhận Bằng khen Công nhân tiêu biểu của UBND tỉnh Quảng Ninh

Với sự say mê nghiên cứu và miệt mài, những năm qua, anh Tuấn đã thực hiện rất nhiều sáng kiến có giá trị, mang lại hiệu quả cao cho đơn vị. Tiêu biểu như năm 2021 anh cùng với Tổ trưởng và các nhân viên tổ Thí nghiệm hiệu chỉnh đã tìm ra các nguyên nhân làm tăng suất tiêu hao nhiệt tổ máy, đưa ra sơ đồ các vị trí làm tổn thất nhiệt ra môi trường, sơ đồ các vị trí gây lọt không khí ngoài trời/ xì hở môi chất trong của hệ thống nghiền than; kiến nghị vận hành lò hơi với tổng lưu lượng gió phù hợp, kiến nghị đưa hệ thống hơi thổi bụi lò hơi vào làm việc liên tục, thực hiện cải tiến căn chỉnh khe hở máy cấp than bột… Sáng kiến này của anh đã làm lợi cho Công ty nhiều tỉ đồng. Anh vinh dự  được Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ninh tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện chương trình “75 nghìn sáng kiến, vượt khó, phát triển”.

Riêng trong năm 2023, anh Ngô Đức Tuấn cùng các thành viên trong Tổ hiệu chỉnh đã hoàn thành 04 sáng kiến gồm: Bổ sung các vị trí và dụng cụ lấy mẫu than nguyên, than bột, khói thoát; cải tiến bộ phân thích khói thải; bố trí đồng hồ đo nhiệt độ hỗn hợp than gió và sáng kiến giải pháp đổ bê tông hộp nhiệt trần lò, vai lò, được Hội đồng khoa học Công ty công nhận.

Chia sẻ về công việc, anh Tuấn cho biết anh mong muốn Tập đoàn Điện lực Việt Nam có các chương trình đào tạo nhân lực về nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ công nhân kỹ thuật thí nghiệm hiệu chỉnh; lập các chuyên trang thông tin điện tử  để thuận tiện trong việc kết nối thông tin, trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực thí nghiệm hiệu chỉnh; các chế độ đãi ngộ, trợ cấp, phụ cấp phù hợp để động viên khích lệ cán bộ công nhân kỹ thuật thí nghiệm hiệu chỉnh yêu nghề, tâm huyết với nghề và chuyên tâm nghiên cứu để có những sáng kiến cải tiến kỹ thuật đóng góp cho sự phát triển chung của ngành.

Với tinh thần chịu khó, mày mò học tập, sâu sát thực tế và chủ động nhận việc ở những công đoạn khó khăn, vướng mắc phát sinh từ thực tế, anh Ngô Đức Tuấn đã tạo cho mình một thói quen đam mê, cần cù lao động và là gương sáng trong phong trào học tập chủ động của Nhiệt điện Quảng Ninh./.

Trường mầm non Hoa Sen (xã Đắk Plao, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông) là trường nằm ở vùng sâu, vùng xa, đa số các em học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số Mạ, MNông, Mông, Cho ro... có hoàn cảnh rất khó khăn. Qua khảo sát, các cháu học tại trường trong độ tuổi còn nhỏ, thường rất hiếu động, chơi đùa. Trường được thiết kế gồm dãy nhà hai tầng, lan can bằng tường xây gạch tại tầng hai có chiều cao hạn chế tiềm ẩn nguy cơ ngã cao với các cháu học sinh. Nhận thấy việc tạo môi trường học tập an toàn cho các cháu học sinh là rất quan trọng, Công ty Thủy điện Đồng Nai đã lên kế hoạch và tiến hành xây dựng lan can tại tầng 2 của nhà trường với số tiền là 30 triệu đồng, nhằm tạo dựng môi trường học tập an toàn cho các cháu học sinh, góp phần trong phong trào “ trường học thân thiện, học sinh tích cực” của toàn thể giáo viên và học sinh nhà trường.

Ông Nguyễn Quang Vĩnh – Phó Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Công ty Thủy điện Đồng Nai (thứ 4 từ phải sang) trao tài trợ 30 triệu đồng xây dựng cơ sở vật chất đến Ban giám hiệu trường mầm non Hoa Sen

Hạng mục công trình “Lan can tại tầng 2” trường mầm non Hoa Sen (xã Đắk Plao, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông) đã được đưa vào sử dụng đảm bảo an toàn cho các em học sinh đến trường

Trường mầm non Hoa Quỳnh (xã Quảng Khê, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông) được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2012. Trải qua thời gian dài dạy và học, việc che nắng và che mưa là điều cần thiết cho các em học sinh trong các buổi khai giảng, chào cờ, học tập và sinh hoạt ngoại khóa, vui chơi. Nhận thức được tầm quan trọng, đảm bảo được không gian tiện ích cho học sinh và thầy cô thực hiện các hoạt động của nhà trường, Công ty Thủy điện Đồng Nai đã tiến hành hỗ trợ nhà trường toàn bộ kinh phí xây dựng mái che ngoài trời, để đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, vì sức khỏe của học sinh.

Ông Nguyễn Quang Vĩnh – Phó Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Công ty Thủy điện Đồng Nai trao tài trợ 60 triệu đồng xây dựng cơ sở vật chất tới Ban giám hiệu trường mẫu giáo Hoa Quỳnh. Phía trên chính là hạng mục công trình “Mái che sân trường” đã  đưa vào sử dụng giúp học sinh và thầy cô có không gian tiện ích để học tập, sinh hoạt, vui chơi

Ông Nguyễn Quang Vĩnh - Phó Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Công ty Thủy điện Đồng Nai cho biết: Từ ngày thành lập đến nay, song song với nhiệm vụ sản xuất điện năng, tập thể Ban Lãnh đạo, Cán bộ công nhân viên Công ty luôn chú trọng đóng góp một phần vật lực vào công tác an sinh xã hội trên địa bàn Công ty có Văn phòng - Nhà máy Thủy điện, trong đó có công tác giáo dục. Việc tài trợ kinh phí xây dựng Lan can và mái che tại hai trường trên địa bàn xã Đắk Plao và xã Quảng Khê (huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông) là tấm lòng của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty Thủy điện Đồng Nai gửi tới các thầy cô giáo, các em học sinh của hai trường, nhằm động viên tinh thần hiếu học, góp phần cùng thầy cô hỗ trợ trong việc dạy và học cho các em học sinh mỗi ngày một tốt hơn.

Thay mặt Ban giám hiệu trường mẫu giáo Hoa Quỳnh, Cô giáo Tống Thị Hà -  Hiệu trưởng nhà trường đã gửi lời cảm ơn sâu sắc tới đến tập thể Lãnh đạo và Cán bộ công nhân viên Công ty Thủy điện Đồng Nai đã quan tâm, đồng hành và chia sẻ kịp thời để “Công trình nhà mái che sân trường” được đưa vào sử dụng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động hoạt động dạy và học của Nhà trường.

Tài trợ xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học là hành động thiết thực, thường niên của Cán bộ công nhân viên Công ty Thủy điện Đồng Nai, nhằm chung tay cùng chính quyền địa phương để góp phần tạo dựng môi trường học tập trong điều kiện tốt nhất có thể cho học sinh - nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại các xã miền núi - vùng dân tộc thiểu số có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.